Thứ sáu, 22/11/2024 | 05:43
RSS

Chỉ rõ 34 triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh giúp chị em khắc phục

Thứ hai, 15/06/2020, 13:02 (GMT+7)

Suy giảm estrogen - hormone nội tiết tố nữ có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề khó chịu. Kiểm tra những triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh dưới đây xem mình có bị suy giảm estrogen không nhé!

Sự kiện:
Mãn kinh

1. Bốc hỏa: Bốc hỏa là triệu chứng mãn kinh phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 50% phụ nữ mãn kinh. Bốc hỏa là cảm giác sốt nóng bất chợt, lan tỏa khắp cơ thể, khiến mặt đỏ bừng. 

2. Rối loạn kinh nguyệt: Sự tăng giảm bất thường của hormone estrogen và progesterone khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. 

3. Mệt mỏi: Luôn có cảm giác uể oải, mệt mỏi kể cả đã ngủ đủ giấc. 

triệu chứng mãn kinh

Luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải, bốc hỏa là dấu hiệu suy giảm nội tiết

4. Mất trí nhớ: Mất trí nhớ hoặc hay nhớ nhớ quên quên cũng là triệu chứng mãn kinh phổ biến. Suy giảm estrogen là nguyên nhân gây ra vấn đề này. 

5. Đổ mồ hôi đêm: Đổ mồ hôi đêm thường liên quan đến bốc hỏa trong đêm. Đổ mồ hôi nhiều gây mất ngủ, khó ngủ lại. Giống như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm là kết quả của sự mất cân bằng nội tiết tố.

6. Giảm ham muốn: Không quan tâm đến tình dục thường là do suy giảm nội tiết gây khô âm đạo khiến quan hệ đau đớn. Ngoài ra, hormone giới tính giảm cũng gây suy giảm ham muốn. Một số phụ nữ bị trầm cảm hoặc có những thay đổi khó chịu về cơ thể nên không còn ham muốn về tình dục nữa. 

7. Khô âm đạo: Suy giảm estrogen trước và trong thời kỳ mãn kinh làm cho độ ẩm tự nhiên của âm đạo suy giảm. 

8. Tâm trạng thất thường: Nồng độ hormone dao động trong thời kỳ mãn kinh có thể tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Những chất dẫn truyền thần kinh này như GABA và serotonin, điều chỉnh cảm giác bình tĩnh và các trung tâm giảm đau của não. Khi hormone mất cân bằng, các chất dẫn truyền thần kinh này suy yếu dẫn đến sự thay đổi tâm trạng thất thường, chẳng hạn như tức giận, buồn bã, hạnh phúc tột độ hoặc khóc lóc. 

9. Rối loạn hoảng sợ: Có cảm giác sợ hãi, nhịp tim nhanh, hơi thở nông cũng là triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh phổ biến.

10. Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nồng độ estrogen thấp có thể gây ra những thay đổi ở vi khuẩn âm đạo dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên.

11. Đầy hơi: Estrogen có thể tăng và giảm trong suốt thời kỳ tiền mãn kinh, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

12. Rụng tóc: Rụng tóc trong thời kỳ mãn kinh là do nồng độ estrogen thấp. Các nang tóc cần estrogen để phát triển và khỏe mạnh. Suy giảm estrogen cũng khiến tóc khô xơ, dễ gãy và rụng nhiều. 

13. Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ chẳng hạn như mất ngủ, thiếu ngủ thường là do đổ mồ hôi đêm, căng thẳng, lo lắng...

14. Chóng mặt: Chóng mặt liên quan đến mãn kinh có thể đến đột ngột và chỉ kéo dài một vài phút hoặc thường xuyên. Bị chóng mặt có thể dẫn đến té ngã rất nguy hiểm. 

15. Tăng cân: Những thay đổi nội tiết tố xảy ra khi mãn kinh không chỉ gây khó khăn trong việc giảm cân mà còn có thể làm giảm cơ bắp và tăng khối lượng mỡ, thường tập trung ở vùng bụng. 

triệu chứng mãn kinh

Phụ nữ mãn kinh thường bị béo bụng

16. Tiểu không tự chủ: Nồng độ estrogen giảm có thể làm mỏng thành niệu đạo gây ra tình trạng tiểu không tự chủ. 

17. Đau đầu: Khi suy giảm estrogen cũng gây đau đầu. Đây cũng là triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh xảy ra với nhiều phụ nữ.

18. Miệng có vị kim loại: Sự thay đổi nồng độ estrogen có thể gây ra mùi vị kim loại trong miệng đi kèm với cảm giác đau hoặc nóng rát ở lưỡi, môi, nướu. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra vấn đề này.

19. Rối loạn tiêu hóa: Khi estrogen giảm, nồng độ cortisol sẽ tăng lên, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây đầy hơi, táo bón hoặc đau bụng.

20. Căng cơ: Cơ bắp căng cứng hoặc căng ở cổ, lưng và vai, hoặc tăng đột ngột tình trạng cứng khớp, đau nhức hoặc đau nhức khắp cơ thể.

21. Dị ứng: Sự dao động nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì lý do này, nhiều phụ nữ sẽ tăng độ nhạy cảm với các chất gây dị ứng. 

22. Móng giòn và dễ gãy: Estrogen cũng rất cần thiết để giữ cho móng dài và chắc khỏe. Nồng độ estrogen thấp có thể khiến móng tay trở nên giòn và khô.

23. Thay đổi mùi cơ thể: Estrogen suy giảm làm tăng tiết mồ hôi. 

24. Da ngứa: Khi nồng độ estrogen giảm, quá trình sản xuất collagen sẽ chậm lại có thể khiến da mỏng, khô, ngứa khắp cơ thể.

25. Loãng xương: Estrogen là hormone quan trọng để duy trì mật độ xương. Trong suốt cuộc đời, estrogen ức chế sự tái hấp thu xương. Khi nồng độ estrogen giảm, mất xương có thể tăng tốc nhanh chóng. Điều này khiến phụ nữ mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương.

26. Cảm giác ngứa ran ở tay chân: Cảm giác ngứa ran ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân giống như vết đốt hoặc côn trùng đốt khắp da.

27. Mất ngủ: Mất ngủ trong giai đoạn mãn kinh thường là hậu quả của vấn đề khác như: bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, lo lắng và hoảng sợ. 

28. Khó tập trung: Suy giảm estrogen và progesterone đều gây ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tập trung. 

29. Nhịp tim không đều: Thiếu hụt estrogen ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, tuần hoàn và khiến nhịp tim không đều, đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim. 

30. Lo lắng: Suy giảm estrogen ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng. Điều này có thể dẫn đến lo lắng và mất bình tĩnh. 

31. Trầm cảm: Nồng độ progesterone và estrogen giảm gây ra vô số thay đổi với cơ thể và tâm sinh lý của người phụ nữ. Điều này dễ dẫn đến cảm giác buồn bã và trầm cảm. 

32. Đau vú: Đau 1 hoặc cả 2 bầu vú là tác dụng phụ của dao động nội tiết tố. 

33. Đau khớp: Estrogen giúp kiểm soát mức độ viêm trên toàn cơ thể. Phụ nữ có thể cảm thấy đau hoặc ngứa ran ở ngón tay, đau ở hông, đau ở đầu gối hoặc sưng các khớp.

34. Cảm giác như sốc điện nhẹ: Cảm giác này thường là tiền thân của các cơn bốc hỏa. Thường xảy ra khá nhanh nhưng rất khó chịu. 

triệu chứng mãn kinh

Phụ nữ mãn kinh nên bổ sung nội tiết tố để níu kéo thanh xuân

Làm thế nào để giảm các triệu chứng mãn kinh? 

Thông thường có 3 cách mà chị em phụ nữ áp dụng để giảm các triệu chứng mãn kinh: 

Cách 1: Dùng thuốc hormone (liệu pháp hormone thay thế HRT). Cách này cần được bác sĩ chỉ định và theo dõi sát sao liều lượng, tránh tác dụng phụ nguy hiểm như ung thư buồng trứng, tử cung...

Cách 2: Bổ sung estrogen thảo dược. Biện pháp này tuy an toàn nhưng thường bị phụ thuộc. Có nghĩa là khi ngừng sử dụng thì các triệu chứng lại tái phát. 

Cách 3: Bổ sung sản phẩm nội tiết Đông y thế hệ 2 để hỗ trợ cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ Estrogen một cách tự nhiên; Hỗ trợ hạn chế các triệu chứng tiền mãn kinh. Cách này được đánh giá là hiệu quả và an toàn hơn cả, giống như biện pháp "cho cần câu chứ không cho cá".

Chị em có thể tham khảo cả 3 cách từ đó lựa chọn cho mình 1 biện pháp phù hợp nhất. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tố Nữ Nhất Nhất

Hỗ trợ cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ estrogen một cách tự nhiên; Hỗ trợ hạn chế các triệu chứng tiền mãn kinh

Tố Nữ Nhất Nhất được sản xuất theo công thức bài Bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt gia truyền của truyền nhân đời thứ 9 của dòng họ Hoàng.

Xem thêm tại đây, hotline tư vấn miễn phí: 1800.6689

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

GPQC: 00788/2019/ATTP-XNQC

 

Vân Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN