Thứ sáu, 19/04/2024 | 16:10
RSS

Bị mãn kinh sớm “tàn phá” nhan sắc và sức khỏe thế nào?

Thứ sáu, 20/03/2020, 16:56 (GMT+7)

Các chuyên gia đánh giá mãn kinh là “cửa ải” gian khó mà mọi phụ nữ cần phải vượt qua, nhưng bị mãn kinh sớm còn tồi tệ hơn nhiều. Vậy, mãn kinh sớm là gì?

Sự kiện:
Mãn kinh

Mãn kinh sớm là gì? 

Bị mãn kinh sớm là thời kỳ mãn kinh đến sớm hơn so với bình thường. Thông thường, người phụ nữ sẽ trải qua 3 giai đoạn mãn kinh tự nhiên:

Tiền mãn kinh: Đây là giai đoạn chuyển tiếp trong đó buồng trứng bắt đầu sản xuất ít hormone hơn, gây dao động nồng độ estrogen và progesterone, cũng như ít testosterone hơn. Giai đoạn này kết thúc cũng chính là mãn kinh bắt đầu. Các triệu chứng mãn kinh thường bắt đầu trong thời gian này. 

Mãn kinh: Sau 12 tháng liên tiếp không có kinh nguyệt, người phụ nữ chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh. Buồng trứng không còn giải phóng trứng và nồng độ estrogen rất thấp. Khi người phụ nữ không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, cần lưu ý là bệnh tuyến giáp và dùng thuốc tránh thai cũng có thể gây mất kinh nguyệt. 

Sau mãn kinh: Đây là khoảng thời gian sau khi người phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh. Các triệu chứng xảy ra trong thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa có thể biến mất nhưng cũng có thể tiếp diễn. 

Nếu vì một (hoặc nhiều) nguyên nhân nào đó – có thể do tự phát hoặc bệnh lý – khiến mãn kinh đến ở độ tuổi sớm hơn dự kiến, thì gọi là mãn kinh sớm

bị mãn kinh sớm
Bị mãn kinh sớm là thời kỳ mãn kinh đến sớm hơn so với bình thường

Sự khác biệt giữa tiền mãn kinh, mãn kinh và mãn kinh sớm 

Các triệu chứng của tiền mãn kinh, mãn kinh và mãn kinh sớm có nhiều điểm tương đồng. Thông thường, người ta dựa vào độ tuổi để phân biệt. 

Độ tuổi mãn kinh sớm, tiền mãn kinh và mãn kinh: Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là 51 – 52 tuổi. Mãn kinh sớm xảy ra trước khi phụ nữ 40 tuổi. Tiền mãn kinh thường xảy ra trước 45 tuổi.

Nguyên nhân gây mãn kinh sớm

Mãn kinh sớm có thể do bệnh lý, việc điều trị hoặc có thể tự phát (không có nguyên nhân rõ ràng). 

Các yếu tố có thể gây mãn kinh sớm gồm: 

  • Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng 
  • Hút thuốc lá
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung 
  • Hóa trị hoặc xạ trị
  • Người thân trong gia đình bị mãn kinh sớm 
  • Bị bất thường nhiễm sắc thể (Fragile X, hội chứng Turner); bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột); HIV và AIDS.
  • Từng bị bệnh nhiễm trùng (như quai bị). 

Các triệu chứng mãn kinh sớm

Các triệu chứng của mãn kinh sớm cũng tương tự như tiền mãn kinh và mãn kinh: 

  • Bốc hỏa 
  • Đổ mồ hôi đêm, sau đó ớn lạnh 
  • Khô âm đạo, khó chịu khi quan hệ
  • Đi tiểu thường xuyên hơn 
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên 
  • Khó ngủ, mất ngủ 
  • Thay đổi cảm xúc (cáu gắt, thay đổi tâm trạng, lo lắng thường xuyên) 
  • Da khô, khô mắt hoặc khô miệng 
  • Bầu vú chảy xệ 
  • Tim đập loạn nhịp 
  • Nhức đầu
  • Đau khớp và đau cơ 
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Khó tập trung, giảm trí nhớ 
  • Tăng cân 
  • Rụng tóc

Bị mãn kinh sớm
Bốc hỏa, thay đổi tâm trạng là dấu hiệu suy giảm nội tiết tố

Mãn kinh sớm gây tác hại gì? 

Phụ nữ bị mãn kinh sớm có thể có các triệu chứng hoặc các vấn đề sức khỏe tương tự như những người bị mãn kinh bình thường. Suy giảm estrogen ở độ tuổi còn trẻ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh. Những nguy cơ này bao gồm:
  • Các bệnh thần kinh (tăng nguy cơ sa sút trí tuệ) 
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Bệnh tim mạch
  • Rối loạn tâm trạng
  • Loãng xương 
  • Tử vong sớm hơn.

Làm thế nào để biết bản thân có bị mãn kinh sớm hay không? 

Nếu bạn không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp, bạn nên đi khám. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng như bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt, khó ngủ và khô âm đạo. Bạn cũng có thể được yêu cầu xét nghiệm máu để đo estrogen và các hormone liên quan, như hormone kích thích nang trứng (FSH). 

Bị mãn kinh sớm
Xét nghiệm máu, đo nồng độ hormone nữ để chẩn đoán mãn kinh sớm

Các biện pháp điều trị mãn kinh sớm 

Để giảm các triệu chứng khó chịu và giảm nguy cơ mắc thêm bệnh do suy giảm estrogen (nội tiết tố nữ), phụ nữ bị mãn kinh sớm nên tìm hiểu các biện pháp điều trị. 

  • Liệu pháp hormone: liệu pháp hormone (HT, hoặc liệu pháp estrogen, ET) có ở dạng thuốc viên, miếng dán, thuốc xịt qua da, hoặc gel hoặc kem. 
  • HT/ET là cách hiệu quả nhất để kiểm soát các triệu chứng như bốc hỏa và khô âm đạo. Vì HT/ET có liên quan đến một số rủi ro sức khỏe nhất định (đau tim, đột quỵ và ung thư vú), các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng liều điều trị hormone thấp nhất trong thời gian ngắn nhất và cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Thuốc tránh thai đường uống là một dạng HT đôi khi được sử dụng để giúp giảm các triệu chứng mãn kinh.
  • Thuốc chống trầm cảm: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) và các loại thuốc liên quan đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng bốc hỏa ở 60% phụ nữ.
  • Gel âm đạo, kem và chất bôi trơn không có nội tiết tố có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng khô âm đạo.
  • Dùng sản phẩm kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ estrogen một cách tự nhiên, giúp “bù đắp” cho lượng estrogen bị thiếu hụt. 

Sản phẩm Đông y thế hệ 2 xua tan các triệu chứng do tiền mãn kinh, mãn kinh sớm 

Khác với các sản phẩm bổ sung nội tiết tố thông thường (bổ sung estrogen tổng hợp hoặc estrogen từ thực vật bên ngoài), sản phẩm Đông y thế hệ 2 với công thức bí truyền tác động từ bên trong cơ thể, giúp phục hồi, cải thiện hoạt động của buồng trứng. Nhờ đó sẽ giúp buồng trứng tăng cường sản sinh estrogen một cách tự nhiên. Bổ sung theo cách này tuy tác dụng chậm hơn nhưng lại lâu dài, dù có ngưng sử dụng thì vẫn còn có tác dụng trong một thời gian chứ không bị mất tác dụng ngay và người dùng có thể sử dụng sản phẩm từng đợt chứ không phải thường xuyên, hàng ngày. Có thể ví đây là phương pháp điều trị kiểu cho “cần câu” chứ không phải chỉ “cho cá” như bổ sung estrogen tổng hợp hoặc estrogen thực vật. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đông y thế hệ 2 với công thức bí truyền, sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO hiện đã có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 
Anh Nguyễn
Theo Đời sống Plus/GĐVN