Ông Edgar Mitchell, cựu phi hành gia hàng đầu của NASA đã từng khẳng định người ngoài hành tinh có thật và đã liên lạc với con người trên trái đất. Mitchell, 77 tuổi, người đặt chân lên mặt trăng trên con tàu Apollo 14 năm 1971, đã ra đưa ra những khẳng định gây sốc trên trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Kerrang! nổi tiếng tại Anh.
Cũng theo lời Mitchell, người ngoài hành tinh là có thật nhưng đã bị các chính phủ Mỹ che giấu suốt hơn 60 năm qua. Mitchell nói ông đang phơi bày một âm mưu nhằm giữ kín người ngoài hành tinh như một bí mật.
Cựu phi hành gia Edgar Mitchell khẳng định người ngoài hành tinh là có thật. Ảnh: Internet
Cựu phi hành gia của NASA cho hay ông đã biết về nhiều chuyến viếng thăm của UFO tới trái đất trong suốt những năm ông làm việc tại NASA nhưng tất cả các vụ việc đều bị che đậy. Theo miêu tả của ông Mitchell, người ngoài hành tinh có dáng người bé nhỏ, mắt và đầu to. Ông Mitchell nói rằng người ngoài hành tinh có dáng dấp đúng như những gì mà các nhà sản xuất phim tưởng tượng: thân hình bé nhỏ, mắt và đầu to.
Theo Dailymail, tham vọng truy tìm người ngoài hành tinh của NASA đang trở nên lớn hơn bao giờ hết. Mới đây, họ tiết lộ một kế hoạch biến Mặt trời thành một thấu kính thiên văn khổng lồ, nhằm thu lại hình ảnh trên các hành tinh khác với độ phân giải cực kỳ cao.
Cụ thể hơn, các chuyên gia từ Phòng thí nghiệm phản lực của NASA cho rằng kế hoạch sẽ giúp con người thu được hình ảnh sắc nét nhất từ trước đến nay, qua đó tiết lộ "các đặc tính trên bề mặt hành tinh và dấu hiệu của sự sống".
Từ trước đến nay, con người chỉ thu được những hình ảnh với độ phân giải khoảng... vài pixel đối với những hành tinh ở xa. Thì nay nếu lợi dụng Mặt trời làm "kính chiếu yêu", con người có thể thu được ảnh với độ phân giải lên tới 1000 x 1000 pixel.
NASA dự định biến mặt trời thành kính chiếu yêu để tìm người ngoài hành tinh. Ảnh: Getty
"Mặt trời vốn là một trường trọng lực khổng lồ, có thể thu hút ánh sáng từ những nơi xa nhất" - nhóm nghiên cứu cho biết. Hiện tượng này được gọi là "Thấu kính hấp dẫn" - gravitational lens.
Dựa vào hiện tượng đó, các chuyên gia dự định sẽ phóng và thiết lập một thấu kính quang học để thu được hình ảnh từ những hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời (exoplanet) tương tự như trái đất.
Tuy nhiên, kế hoạch tưởng chừng như tuyệt vời này vẫn gặp phải một vấn đề khó khăn, đó là thời gian. Nguyên nhân là do thấu kính này sẽ chỉ hoạt động ở điểm "nối" của hệ Mặt trời với vũ trụ bên ngoài, và điểm này còn xa hơn quỹ đạo của sao Diêm vương tới 15 lần.
Trong khi đó, chỉ có đúng tàu vũ trụ Voyager 1 là vừa mới đạt được 1/5 khoảng cách này, mà cũng phải mất tới 50 năm. Nếu sử dụng các tàu vũ trụ với động cơ đời mới và nhanh nhất, chúng ta có thể bắt kịp Voyager 1 sau vài năm.
Tuy nhiên, cũng phải mất thêm 50 năm nữa mới có thể tiếp cận gần đến điểm "nối". Nói cách khác, những hình ảnh đầu tiên về thế giới bên ngoài trái đất hay người ngoài hành tinh có lẽ chỉ các thế hệ sau mới được chiêm ngưỡng.
Nhìn trực tiếp bề ngoài Trái Đất từ các vệ tinh. Nguồn: NASA