Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:58
RSS

Mức án nào cho hung thủ 17 tuổi ra tay sát hại nữ giáo viên về hưu?

Thứ tư, 07/11/2018, 18:52 (GMT+7)

Luật sư đã có những phân tích liên quan vụ việc nghi phạm 17 tuổi ra tay sát hại nữ giáo viên về hưu và làm bị thương 1 người khác.

Ông Bùi Ngọc Đắc đang được điều trị tại viện sau khi bị sát thủ 17 tuổi chém bị thương

Khoảng 20h ngày 5/11 tại thị trấn Trần Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) một đối tượng lạ mặt lẻn vào nhà bà Nguyễn Thị Tân (66 tuổi trú tại Phố Cao) là giáo viên nghỉ hưu hiện đang sống một mình.

Đối tượng này đã dùng hung khí tấn công khiến bà Tân tử vong. Khi nghe tiếng hô hoán kêu cứu, ông Bùi Ngọc Đắc (74 tuôi) là hàng xóm chạy sang thì tiếp tục bị đối tượng gây thương tích vùng mặt và được đưa đi cấp cứu.

Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng địa phương có mặt tại hiện trường điều tra làm rõ vụ việc và truy bắt hung thủ. Hiện tại, ông Đắc đang được cấp cứu trong bệnh viện. Cơ quan công an đang làm việc để lấy thêm các thông tin.

Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (VPLS Nguyễn Anh, Đoàn LSTP Hà Nội) đã cho biết vụ việc dưới góc độ pháp lý như sau:

Hành vi của các đối tượng đã xâm phạm đến quyền được sống của người khác. Đây là một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Mọi hành vi tước đoạt quyền sống của con người trái pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo luật định.

Đối tượng đã chuẩn bị hung khí nguy hiểm để thực hiện hành vi đột nhập vào nhà dân trộm cắp tài sản và sẵn sàng sử dung hung khí để trống trả lại khi bị phát hiện. Khi đối tượng đột nhập vào gia chủ thì bị bà Nguyễn Thị Tân phát hiện nên đã tri hô.

Nghe tiếng hô hoán, ông Bùi Ngọc Đắc (hàng xóm) chạy sang nhà thì bị tấn công gây thương tích. Lúc này, ông Bùi Ngọc Đắc phát hiện bà Tân đã nằm gục trên nền nhà.

Xét hành vi của đối tượng thể hiện sự côn đồ hung hãn, sử dụng hung khí nguy hiểm sát hại bà Nguyễn Thị Tân đã cấu thành tội Giết người. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm n, khoản 1 Điều 123 BLHS 2015.

Đối với hành vi gây thương tích cho ông Bùi Ngọc Đắc, nếu có căn cứ xác định đối tượng sử dụng hung khí tác động vào vào các vùng trọng yếu trên cơ thể mà nạn nhân không tử vong do được cấp cấp cứu kịp thời thì đối tượng còn phải chịu thêm tình tiết định khung “Giết 2 người trở lên” theo Điểm a, Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015.

Trường hợp, đối tượng sử dụng hung khí tác động ngoài các vùng trọng yếu trên cơ thể ông Bùi Ngọc Đắc hoặc gây thương tích với tỷ lệ không đáng kể thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích.

Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 134 BLHS 2015. Đối với hành vi đột nhập vào gia chủ để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, cần phải làm rõ những nội dung sau để xử lý đối tượng theo đúng quy định của pháp luật:

+ Trường hợp chưa chiếm đoạt được tài sản: Nếu đối tượng đột nhập vào nhà, đang dò xét mà chưa chiếm đoạt được tài sản cụ thể nào thì không cấu thành tội Trộm cắp tài sản.

Nếu là trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì cần định tội là cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015.

Đối tượng Đoàn Hữu Khơi tại cơ quan điều tra

+ Trường hợp đã chiếm đoạt được tài sản: Nếu là trường hợp đối tượng đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản hoặc người khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội, mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được, thì cần định tội là cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015.

Nếu trường hợp đối tượng đã chiếm đoạt được tài sản rồi mà bị chủ nhà phát hiện hô hoán bắt giữ mà dùng hung khí chống trả lại thì cần định là tội trộm cắp tài sản. Khi đó cần xác định giá trị tài sản đối tượng chiếm đoạt để làm căn cứ định giá tài sản xử lý về tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 BLHS 2015.

Tội trộm cắp tài sản là tội có cấu thành vật chất, trị giá tài sản chiếm đoạt phải từ 02 triệu trở lên mới có thể bị xử lý hình sự. Người chưa đủ 18 tuổi phạm tội chịu hình phạt như nào?

Căn cứ Điều 12 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”.

Nếu có căn cứ xác định đối tượng khi thực hiện hành vi phạm tội mới 17 tuổi thì theo quy định tại Điều 101 BLHS 2015 Tù có thời hạn đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù.

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên.

b) Giết người dưới 16 tuổi.

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai.

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình.

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác.

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ.

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê.

n) Có tính chất côn đồ.

o) Có tổ chức.

p) Tái phạm nguy hiểm.

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc 

Tuấn Khang
Theo Đời sống Plus/GĐVN