Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo vì có thể "khống chế" chúng theo những kinh nghiệm dân gian sau:
Uống nước mía + gừng tươi
Mẹ bầu chỉ cần cho vài giọt nước gừng vào cốc nước mía, hâm nóng chúng lên và uống. Cách này cực kỳ hữu dụng cho mẹ bầu hay nôn mửa, có cảm giác đắng miệng, khát nước hay nôn khan.
Phật thủ + gừng tươi + đường cát
Chuẩn bị 10g phật thủ và 2 lát gừng tươi, đường. Cho quả phật thủ, gừng tươi và ít đường vào hãm trong nước sôi khoảng 20 phút, uống thay cho nước dùng cả ngày.
Trà gừng + vỏ quýt
Lấy 2 miếng vỏ quýt rửa sạch và cạo bỏ lớp màng trắng bên trong, thái lớp vỏ bên ngoài còn lại thành các sợi nhỏ. Thái 3 lát gừng thành các sợi nhỏ.
Đun sôi gừng trong khoảng 5 phút với 2 chén nước rồi đun tiếp với vỏ quýt khoảng 20 phút nữa. Uống khi nước còn ấm.
Me
Mẹ bầu lấy khoảng 30gr me cạo vỏ và đun sôi với 300ml nước cho đến khi cạn thành 200ml, lọc lấy nước và khuấy cùng 10gr đường, uống ba lần trong ngày. Nên uống vài ngày để có kết quả.
Chanh tươi
Chanh tươi là cách đơn giản để mẹ bầu có thể chống nôn. Hãy uống một cốc nhỏ nước chanh pha mật ong hay đơn giản là ngửi mùi chanh cũng có thể khiến cảm giác buồn nôn bị đẩy lùi.
Hoặc mẹ bầu có thể chế biến chanh tươi bằng cách dưới đây để gia tăng hiệu quả của loại quả này:
Gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng nửa ký chanh và trộn chúng với đường hay mật ong, ướp trong 1 ngày. Sau đó đun nhỏ lửa chanh đã ướp cho đến khi cạn nước, cho thêm ít đường vào khi để nguội và ăn dần khi cảm thấy buồn nôn.
Bưởi
Rửa sạch 15g vỏ bưởi và đun sôi với 300ml nước cho đến khi còn 15ml nước. Chia nước này làm ba phần uống trong ngày, trước các bữa ăn chừng 20 phút và uống trong 5 ngày liên tục.
Hạt bưởi
Một cách đơn giản khác là nấu 15g hạt bưởi thành hai chén nước và uống 2 lần mỗi ngày.
Giấm rượu táo + mật ong
Mẹ cũng có thể pha 1 thìa rượu giấm táo và 1 thìa mật ong vào nước lạnh để uống trước khi đi ngủ nhằm cải thiện tình trạng nôn ói.
Nước chanh + nước ép bạc hà + đường
Với mỗi nguyên liệu trên đây bạn lấy mỗi thứ 1 thìa cà phê và pha lẫn chúng với nhau. Uống mỗi ngày ba lần và uống trong vài ngày để thấy hiệu quả.
Nước gừng + nước chanh + nước bạc hà + mật ong
Mẹ bầu cũng có thể pha chế hỗn hợp để chống ói bằng cách trộn nửa thìa nước gừng với 1 thìa các loại nước chanh vắt, bạc hà và mật ong. Dùng 3 đến 4 lần mỗi ngày khi mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
Gừng tươi + ô mai mơ
Với bài thuốc này mẹ bầu không cần uống mà chỉ cần lấy nước bôi lên lưỡi vài lần trong ngày. Nấu 30g gừng tươi và 10g ô mai mơ với nhau để lấy nước.
Lá tía tô + vỏ quýt + gừng tươi
Nấu lá tía tô (20g), vỏ quýt (6g) và 3 lát gừng tươi, uống 3 lần mỗi ngày là xua đi ốm nghén.
Lá củ cải
Giã nhuyễn 200g lá củ cải sau đó vắt lấy nước, thêm vào đó 50g đường và nấu 100ml nước sôi để nguội. Ngày uống hai lần có thể chữa ốm nghén, chán ăn.
Tỏi + mật ong
Sao 2 củ tỏi đã bóc vỏ cho đến khi chín sau đó nghiền nhuyễn rồi hòa cùng mật ong và nước sôi để uống 2 lần trong ngày.
Trứng gà + giấm
Đun sôi 60ml giấm và khuấy tan với 30g đường, sau cùng cho trứng gà vào, đợi chín tới và ăn khi còn nóng. Mỗi ngày nên ăn 2 lần. Với cách này thì mẹ bầu có thể giảm được các triệu chứng nôn dữ dội như nôn ra nước vàng, đắng, chua…
Lê + đinh hương
Khoét lỗ một trái lê và cho vào đó 5 đinh hương, đun sôi kỹ. Mỗi ngày ăn 2 đinh hương là được. Không chỉ trị ốm nghén mà nó còn trị chứng tức ngực ở mẹ bầu.
Cam
Cam cũng là cách để mẹ bầu chống ốm nghén. Đơn giản mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc nước cam nhỏ để tăng lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.
Chuối
Ốm nghén có thể do mẹ bầu bị thiếu kali gây ra. Do đó, chuối sẽ là cứu tinh trong trường hợp này. Chuối làm tăng lượng đường, cung cấp kali cho cơ thể và giảm sự khó chịu của các cơn ốm nghén.
Nước ép cà chua, đu đủ chín
Với ba loại rau củ này mẹ bầu sẽ được cung cấp vitamin C, vitamin A và thúc đẩy trao đổi chất. Do đó, một ly nước ép cà chua và đu đủ chín sẽ chống lại cảm giác buồn nôn hiệu quả cho mẹ bầu.
Nước ép chanh táo
Chanh có tác dụng chống ói. Táo có tác dụng thúc đẩy sự thèm ăn, bổ sung kali, vitamin đồng thời giúp cho mẹ bầu hạn chế các cơn nôn ói do ốm nghén gây ra.
Sinh tố thanh long
Thanh long có tác dụng giảm ốm nghén. Chúng giàu chất xơ, vitamin C, tăng nhu động ruột… Chế biến món sinh tố này đơn giản với thanh long lấy thịt và xay cùng một ít đường hay mật ong.
Clip Nghén khi mang thai và cách khắc phục. Nguồn: Today TV