Jo Daniels mắc hội chứng lạ. Ảnh: VNN
Jo Daniels, 39 tuổi, một người mẹ trẻ đến từ Bristol, Anh đang là một nhà tâm lí học. Thế nhưng, cô được chẩn đoán mắc hội chứng Sjogren, dẫn đến tổn thương giác mạc của mắt, tấn công tuyến nước mắt, khiến cô bị loét đau ở giác mạc.
Căn bệnh này gây ra các triệu chứng như bỏng mắt, cảm giác khô trong miệng và sâu răng. Có rất nhiều phương pháp điều trị cho tình trạng này, một vài trường hợp chỉ cần dùng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để giảm khô mắt và chữa lành vết thương.
Tuy nhiên, các phương pháp để điều trị tiêu chuẩn đều đã thất bại để chữa lành mắt cho cô Daniels. Mắt cô bắt đầu loét và mờ dần, các chuyên gia cho biết đây là một biến chứng hiếm gặp của Sjogren.
Khi mọi hy vọng sắp dập tắt thì các bác sĩ tìm ra một cách điều trị đặc biệt: cô sẽ phải phụ thuộc từ một nguồn máu khác truyền vào cơ thể. Đáng nói, đó phải bắt buộc là máu của nam giới.
Lí do cho việc này là vì huyết thanh chỉ có thể được tạo ra bằng máu nam vì nó giàu huyết tương và tiểu cầu hơn máu nữ. Tuy nhiên, lượng máu mà các bệnh viện có dường như không đủ cho cô Daniels có thể tiếp tục duy trì thị lực.
Mắt cô thường xuyên bị cộm và ngứa, lâu dần trở nên đau đớn và tầm nhìn mờ hẳn đi. Trong bốn tuần cuối năm, Jo Daniels từ một người có thể nhìn thấy bình thường trở nên 'hoàn toàn chìm trong bóng tối'.
Jo Daniels đã lo lắng rằng sẽ mất đi sự nghiệp và không thể nhìn thấy con gái nhỏ của mình lớn lên. Trên thực tế, đây là một trong những rối loạn miễn dịch tự động phổ biến nhất ở Mỹ ảnh hưởng đến khoảng 0,6% người lớn ở Anh, không những thế, 9/10 bệnh nhân là phụ nữ có tuổi trung bình là 50.
Các chuyên gia cho biết, việc bắt buộc cần máu từ nam giới có nhiều lí do. Thứ nhất, đàn ông dễ truyền máu hơn phụ nữ vì họ có lượng sắt cao hơn, do trọng lượng cơ thể bổ sung. Họ cũng có thể hiến máu sau 12 tuần, trong khi phụ nữ phải chờ 16 tuần để bảo vệ lượng sắt trong cơ thể.