Thứ tư, 24/04/2024 | 18:21
RSS

Lưu ngay 7 cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Thứ hai, 05/12/2022, 17:36 (GMT+7)

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ bị đi ngoài hay rối loạn tiêu hóa khiến cha mẹ lo lắng. Tìm hiểu các cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh an toàn, không cần dùng thuốc.

cách chữa đi ngoài cho trẻ

Tìm hiểu các cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh

Bé đi ngoài như thế nào là bình thường?

Không nên dựa vào số lần đi ngoài bình thường của người lớn để kết luận bé tiêu chảy hay không. Khác với người lớn, số lần đi ngoài của trẻ sơ sinh nhiều hơn, kết cấu phân của trẻ biến đổi và có thể lỏng nhưng thường không phải là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, thời kỳ uống sữa hoàn toàn đi ngoài khoảng 2-5 lần/ ngày là bình thường, không phải tiêu chảy. Hoặc trẻ 4-5 ngày mới đi ngoài 1 lần mà không hề khó chịu, quấy khóc cũng không phải biểu hiện của táo bón. Càng lớn, số lần đi ngoài của trẻ càng giảm đi hoặc ổn định lại khoảng 1-2 lần/ngày.

Do số lần đi ngoài, hay tính chất phân không hoàn toàn thống nhất nên quan sát biểu hiện bên ngoài của trẻ là cực kỳ quan trọng. Nhìn chung, nếu hệ tiêu hóa bình thường, trẻ sẽ thoải mái, không quấy khóc, không cáu gắt khi đi ngoài, bú mẹ bình thường và lên cân tốt.

Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Tiêu chảy

Nếu trẻ bị đi ngoài nhiều hơn, ví dụ trẻ thường đi ngày 2-3 lần, tăng lên 7-8 lần hoặc nhiều hơn, thì cha mẹ cần chú ý quan sát. Số lần đi ngoài gia tăng, phân loãng hơn thậm chí toàn nước là biểu hiện trẻ đã bị tiêu chảy.

Trẻ đi ngoài 10-20 lần có thể là dấu hiệu tiêu chảy do nhiễm virus Rota. Ở mức độ nặng nếu không được điều trị, trẻ mất nước và rối loạn điện giải có thể dẫn đến tử vong.

Ở một số trẻ có tình trạng bất dung nạp lactose – là một thành phần trong sữa. Nếu thiếu men tiêu hóa lactase, trẻ không tiêu hóa được cũng bị tiêu chảy.

Phân của trẻ có thể sùi bọt, mùi chua nhiều do thực phẩm chứa tinh bột bị giảm khả năng tiêu hóa.

Dùng thuốc kháng sinh cũng có thể gây tác dụng phụ là tiêu chảy. Kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn xấu và vi khuẩn tốt ở đường ruột làm mất hàng rào bảo vệ tự nhiên, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển và gây tiêu chảy. Trẻ có thể đi ngoài toàn nước hoặc có những biểu hiện điển hình khác tùy theo loại vi khuẩn bội nhiễm thêm.

Tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột thường đi kèm phân có lẫn nhầy. Trường hợp tổn thương nặng, hoặc bị lỵ trực khuẩn, phân có thể lẫn máu, kèm sốt.

cách chữa đi ngoài cho trẻ

Bất dung nạp lactose, kháng sinh có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Khó đi ngoài, táo bón

Trẻ đi ngoài phân rắn, cứng phải rặn khó khăn, quấy khóc khi đi ngoài hoặc quá lâu mới đi ngoài (hơn 7 ngày), kém tăng cân là biểu hiện của táo bón.

Sôi bụng, đầy hơi, hay quấy khóc

Trong nhiều trường hợp, số lần đi ngoài của trẻ không thay đổi lớn, tính chất phân cũng không có gì đặc biệt, nhưng hay quấy khóc, đặc biệt là khi đi ngoài, khó ngủ đêm, chậm tăng cân cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, sôi bụng, đầy hơi... Trường hợp này, cha mẹ cần tinh ý quan sát biểu hiện của con để có hướng xử lý.

cách chữa đi ngoài cho trẻ

Trẻ khóc đêm, khó chịu khi đi ngoài có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa

Tham khảo các cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh

Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên lựa chọn các phương pháp phù hợp là rất quan trọng.

Cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy khi được bác sĩ chỉ định, tránh tự ý dùng vì có thể làm tăng nguy cơ lưu trữ độc tố trong cơ thể khiến bệnh trầm trọng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ để chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy cho trẻ ngay tại nhà:

1. Dùng nước lá ổi non

Rửa sạch 15 lá ổi non, ngâm với nước muối khoảng 10 – 15 phút. Cho lá ổi vào nấu chung với 300 ml nước sạch, đun sôi khoảng 30 phút rồi cho thêm một chút muối. Gạn lấy nước cho bé uống.

cách chữa đi ngoài cho trẻ

Đun nước lá ổi non giúp giảm tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

2. Dùng hồng xiêm xanh

Hồng xiêm xanh rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng, sau đó phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy 10 lát đun với một ít nước khoảng 15 phút, lọc lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần.

3. Dùng rau sam

Lấy 100g rau sam tươi, 50g cỏ sữa tươi, sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài có ra máu, bổ sung thêm 20g rau má, 20g nhọ nồi vào sắc uống cùng.

4. Gạo và cà rốt rang

Lấy một nhúm gạo, cà rốt thái nhỏ rồi rang lên. Nấu với nước, thêm chút muối rồi cho bé uống.

5. Gạo lứt rang

Rang 100g gạo lứt, nấu với 2 lít nước cùng chút muối, đến khi gạo chín mềm thì gạn lấy nước cho bé uống từ 3-5 ngày.

6. Nụ sim và lá mơ

Cho 16g lá mơ và 8g nụ sim sắc cùng với 500 ml nước đến khi còn 100 ml. Chia làm 2-3 lần rồi uống trong ngày.

7. Bổ sung men vi sinh

Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa thì có thể bổ sung men vi sinh.

Men vi sinh giúp bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, hỗ trợ thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột. Từ đó giúp hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Khi lựa chọn men vi sinh, cần chọn sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi công ty dược uy tín. Tiêu biểu như sản phẩm Men vi sinh Bio Vigor. Bio Vigor có cả dạng viên nang cứng và dạng bột, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ.

Cha mẹ có thể áp dụng các cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh từ nguyên liệu thiên nhiên, kết hợp bổ sung thêm men vi sinh để hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Men vi sinh BIO VIGOR®

cách chữa đi ngoài cho trẻ Bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ lập lại hệ vi sinh đường ruột
Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại