Thứ sáu, 22/11/2024 | 03:22
RSS

Giải đáp thắc mắc “Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì cho đúng?”

Chủ nhật, 13/02/2022, 17:07 (GMT+7)

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, không ăn gì ảnh hưởng rất lớn các triệu chứng và sự phục hồi của hệ tiêu hóa. Vậy, điều chỉnh chế độ ăn như thế nào mới chuẩn?

rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để giảm triệu chứng

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Tình trạng rối loạn tiêu hóa là các rối loạn diễn ra ở hệ tiêu hóa, một hệ thống rộng lớn và phức tạp có vai trò phân hủy thức ăn để hấp thụ nước và chiết xuất các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin để cơ thể sử dụng, đồng thời loại bỏ chất thải không được hấp thụ.

Các triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa bao gồm đi ngoài ra máu, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, ợ chua, đau bụng, buồn nôn và nôn. Chẩn đoán chính xác các rối loạn tiêu hóa liên quan đến việc thu thập bệnh sử kỹ lưỡng và tiến hành khám sức khỏe Một số bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa có thể cần đánh giá chẩn đoán rộng hơn, bao gồm các thủ tục nội soi, xét nghiệm và hình ảnh.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa phổ biến

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Trước khi tìm hiểu rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, chúng ta cần hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa, từ đó có thể xác định được chế độ ăn phù hợp.  Có hai loại rối loạn tiêu hóa là rối loạn tiêu hóa chức năng và rối loạn tiêu hóa cấu trúc.

Rối loạn tiêu hóa chức năng

Rối loạn tiêu hóa chức năng là những bệnh mà đường tiêu hóa bình thường về cấu trúc khi được kiểm tra, nhưng không hoạt động đúng cách. Đây là những vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Táo bón, hội chứng ruột kích thích (IBS), buồn nôn, ngộ độc thực phẩm, đầy hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày thực quản và tiêu chảy là những ví dụ phổ biến của rối loạn tiêu hóa chức năng.

Nhiều yếu tố có thể làm rối loạn đường tiêu hóa và nhu động ruột, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống ít chất xơ
  • Không tập thể dục
  • Đi du lịch hoặc những thay đổi khác trong thói quen
  • Ăn một lượng lớn các sản phẩm từ sữa
  • Căng thẳng
  • Kìm hãm nhu cầu đi tiêu, có thể do bệnh trĩ
  • Lạm dụng thuốc chống tiêu chảy làm suy yếu các chuyển động của cơ ruột được gọi là nhu động
  • Đang dùng thuốc kháng axit có chứa canxi hoặc nhôm
  • Đang dùng một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc chống trầm cảm, thuốc sắt và thuốc giảm đau mạnh như ma tuý)
  • Thai kỳ

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Phụ nữ mang thai dễ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa cấu trúc

Rối loạn tiêu hóa cấu trúc là những bệnh mà ruột trông bất thường khi đi khám và cũng không hoạt động bình thường. Đôi khi, cấu trúc bất thường cần được phẫu thuật loại bỏ. Các ví dụ phổ biến về rối loạn tiêu hóa cấu trúc bao gồm hẹp, trĩ, bệnh túi thừa, polyp ruột kết, ung thư ruột kết và bệnh viêm ruột.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Ngay sau khi thức ăn đi vào cơ thể qua đường miệng, quá trình tiêu hóa sẽ bắt đầu. Cơ thể dần dần vận chuyển nó qua hệ thống tiêu hóa, làm nhiệm vụ chia nhỏ thức ăn thành những phần nhỏ hơn, dễ sử dụng hơn. Các loại thực phẩm khác nhau có thể giúp ích cho các giai đoạn khác nhau của quá trình này.  

Vậy rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung. Nếu một người không quen ăn chất xơ thường xuyên, nên tăng lượng chất xơ từ từ, bắt đầu từ chất xơ hòa tan như từ bột yến mạch, táo, chuối. Uống nhiều nước cũng rất quan trọng, vì nó kết hợp với chất xơ và tạo thêm khối lượng cho phân. Các loại thực phẩm cụ thể tốt cho tiêu hóa bao gồm:

Gừng

Gừng làm giảm đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác. Gừng có thể dùng để tạo hương vị cho bữa ăn cũng như pha trà uống.

Chất béo không bão hòa

Loại chất béo này giúp cơ thể hấp thụ vitamin. Nó cũng kết hợp với chất xơ để giúp tăng cường nhu động ruột. Các loại dầu thực vật như dầu ô liu là một nguồn chất béo không bão hòa tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên nên tiêu thụ chất béo có chừng mực. Ví dụ, đối với một người trưởng thành theo chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày, lượng chất béo nạp vào cơ thể không được vượt quá 77 gam mỗi ngày.

Các loại rau củ có vỏ

Rau rất giàu chất xơ, là chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình tiêu hóa. Chất xơ kích thích ruột di chuyển phân ra ngoài cơ thể. Vỏ của các loại rau thường giàu chất xơ, và tốt nhất là bạn nên ăn cả vỏ. Một số loại rau củ có vỏ giàu chất xơ bao gồm khoai tây và các loại đậu.

Trái cây

Nhiều loại trái cây cũng rất giàu chất xơ. Chúng cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho tiêu hóa như vitamin C và kali. Ví dụ, táo, cam và chuối là những loại trái cây bổ dưỡng có thể giúp tiêu hóa.

Ngũ cốc

Thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt cũng có hàm lượng chất xơ cao giúp hỗ trợ tiêu hóa. Cơ thể phân hủy ngũ cốc nguyên hạt từ từ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nhiều loại thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt có sẵn như gạo lứt và hạt quinoa.

Sữa chua

Sữa chua có chứa các vi sinh khuẩn có lợi. Đây là những vi khuẩn và nấm men sống có thể có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

Một số thực phẩm và đồ uống làm tăng nguy cơ đầy hơi, ợ chua và tiêu chảy, bao gồm:

  • Chất làm ngọt nhân tạo
  • Đồ uống có ga hoặc đồ uống có đường
  • Carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng
  • Sữa hoặc sô cô la trắng
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chẳng hạn như pho mát và kem
  • Cà phê và đồ uống khác có chứa caffeine
  • Thức ăn cay, chẳng hạn như một số loại cà ri
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chẳng hạn như bánh pizza

Một số thói quen cũng có thể cản trở quá trình tiêu hóa như ăn quá nhanh và nằm ngay sau khi ăn. Cơ thể cũng có thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa nhiều đồ ăn. Để tăng cường tiêu hóa, tốt nhất bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì một bữa lớn.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ dễ gây đầy bụng khó tiêu

Điều trị bệnh từ bài thuốc Đông y bí truyền

Hệ tiêu hóa của mỗi người có khả năng khác nhau. Ví dụ, một số người có thể không dung nạp thực phẩm và dị ứng, trong khi những người khác thì không. Do đó, bạn cần chú ý theo dõi phản ứng của cơ thể để lựa chọn thực phẩm cho đúng. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không ăn gì là điều vô cùng quan trọng để cơ thể khỏe mạnh trở lại. Bên cạnh chế độ ăn, việc sử dụng các sản phẩm giúp cải thiện, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa cũng rất hữu ích để mau khỏi bệnh.

Ví dụ như sử dụng thuốc điều trị bệnh dạ dày và đại tràng kết hợp với chế độ ăn rút ngắn thời gian điều trị. Các sản phẩm từ Đông y hiện đang được ưa chuộng vì tính an toàn khi sử dụng lâu dài nhưng cũng không kém phần hiệu quả.

Người bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài thường xuyên có thể tham khảo sử dụng bài thuốc Đại tràng Đông y có công dụng hành khí, hóa vị, giáng nghịch, chỉ thống bí truyền trong dân gian. Bài thuốc này không chỉ giúp giảm các triệu chứng bệnh mà còn tác động vào cơ địa, giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.

Người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa do bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng.

DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại