Thứ năm, 25/04/2024 | 02:48
RSS

Lời giải đúng nhất cho câu hỏi: “Bị tiêu chảy không nên ăn gì?”

Thứ năm, 29/09/2022, 08:20 (GMT+7)

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tiêu chảy. Xác định được tiêu chảy không nên ăn gì hay nên ăn gì sẽ giúp rút ngắn thời gian bệnh và nhanh hồi phục hơn.

tiêu chảy không nên ăn gì

Chế độ ăn có thể giúp cải thiện hoặc làm trầm trọng tình trạng tiêu chảy

Bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Để rút ngắn thời gian bị tiêu chảy, người bệnh nên tránh những thực phẩm sau:

1. Đồ ăn chế biến không đảm bảo vệ sinh

Thực phẩm sử dụng khi bị tiêu chảy cần phải được chế biến thật cẩn thận. Những đồ ăn tanh, sống hoặc để lâu tuyệt đối không nên dùng vì có khả năng nhiễm khuẩn, ký sinh trùng khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.

Một số ví dụ về những loại thực phẩm sống thường là món ăn khoái khẩu của nhiều người như rau sống, tiết canh, các món gỏi, nem chua… Nếu bạn là một tín đồ của các món ăn này thì ít nhất hãy đợi đến khi triệu chứng bệnh của mình kết thúc rồi mới ăn.

2. Hải sản sống, tái

Là một nhóm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein và khoáng chất nhưng các loại protein hải sản đôi khi lại là các loại “protein lạ” với cơ thể nhiều người và là tác nhân gây tiêu chảy nặng.

Hải sản cũng có nguy cơ chứa ấu trùng và ký sinh trùng nếu không được chế biến kỹ.

Chính vì vậy, khi bị tiêu chảy, tốt nhất là nên kiêng hải sản đặc biệt là các món còn sống, tái.

3. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Các loại rau nhiều chất xơ như măng, rau cần, giá đỗ, đậu bắp, gạo lức nên hạn chế khi bị tiêu chảy. Bởi chất xơ kích thích ruột co bóp làm tăng triệu chứng đau bụng, tăng nhu động ruột, kéo nước ra ngoài phân khiến tiêu chảy nhiều hơn, mất nước nhiều hơn.

4. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo

Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần, gây khó tiêu hóa, thậm chí chứa chất độc làm tăng nguy cơ ung thư

Nên hạn chế các thực phẩm khó tiêu này hàng ngày và càng không nên sử dụng khi bị tiêu chảy.

tiêu chảy không nên ăn gì

Thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán có hại cho người bị tiêu chảy

5. Đồ ăn, đồ uống chứa chất làm ngọt nhân tạo

Các loại bánh kẹo hoặc đồ uống giải khát đóng chai thường chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể gây tiêu chảy nặng hơn, đặc biệt với những người có thể trạng kém dung nạp lactose.

6. Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng

Một số thực phẩm có khả năng tăng sinh hơi, khó tiêu như rau cải, súp lơ, bắp cải, các loại gia vị, hành, tỏi, dưa muối, cà muối đều nên tránh sử dụng. Socola, bơ, sữa cũng thuộc nhóm thực phẩm khó tiêu, chướng bụng, nhất là khi đang bị tiêu chảy.

Khi hệ tiêu hóa đang bị rối loạn, nên tạm ngưng những thực phẩm này, thay vào đó có thể sử dụng các loại sữa thực vật như sữa đậu nành, hạnh nhân…

7. Rượu bia, cà phê

Các chất kích thích như rượu bia, cà phê có thể kích thích nhu động ruột làm tăng số lần đi ngoài và trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy.

Ngoài thông tin tiêu chảy kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần ăn uống khoa học, lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm thời gian bị tiêu chảy.

Bị tiêu chảy nên ăn gì, uống gì để nhanh hồi phục?

Cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý với những thực phẩm có khả năng tăng cường sự phục hồi của đường tiêu hóa và bổ sung nước, bởi tiêu chảy rất dễ gây mất nước.

Một số lưu ý cần nhớ:

  • Bổ sung đủ nhóm thực phẩm, vitamin để tăng cường thể lực
  • Nên bổ sung tinh bột gồm: gạo, khoai tây, cà rốt, bánh mì. Tinh bột trong bánh mì, gạo trắng chứa hàm lượng chất xơ thấp thuộc loại dễ tiêu hóa.
  • Các loại đạm phù hợp khi tiêu chảy: thịt gà, thịt lợn…
  • Bổ sung một số loại rau củ quả tốt cho niêm mạc đường tiêu hóa và giảm chứng tiêu chảy: hồng xiêm, ổi, chuối… Chuối mềm và dễ tiêu, giúp bổ sung lượng lớn kali, nguyên tố bị mất đi rất nhiều khi tiêu chảy. Hồng xiêm, ổi chứa các loại vitamin, đường dễ tiêu giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, tăng cường thể trạng.
  • Uống nhiều nước: Có thể sử dụng nước lọc, các loại nước trái cây pha loãng, oresol để bù nước và điện giải cho cơ thể
  • Bổ sung sữa chua chứa các lợi khuẩn để cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột góp phần cải thiện triệu chứng
  • Nên chế biến món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa và nên chia thành nhiều bữa để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa

tiêu chảy không nên ăn gì

Chuối chứa nhiều kali giúp bù đắp lượng kali mất đi do tiêu chảy

Nguyên tắc điều trị tiêu chảy, tránh tái phát

Ngoài chế độ ăn uống, để hạn chế và ngăn ngừa tiêu chảy, cần xác định đúng nguyên nhân và loại bỏ những tác nhân đó, đồng thời phối hợp điều trị triệu chứng, can thiệp nhằm tăng cường sức khỏe cho đường tiêu hóa.

Tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm: Có thể dùng thuốc hấp thụ độc tố như than hoạt, tránh sử dụng thuốc cầm tiêu chảy bởi sẽ làm tăng thời gian lưu trữ độc tố trong cơ thể.

Tiêu chảy nghi ngờ do virus: Thường chỉ điều trị triệu chứng bằng bổ sung nước và điện giải.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn: Nếu có những triệu chứng nặng như phân lẫn nhầy, lẫn máu sẽ cần sử dụng kháng sinh. Với trường hợp loạn khuẩn triệu chứng nhẹ, có thể sử dụng men vi sinh kết hợp bổ sung nước điện giải.

Tiêu chảy tái phát thường xuyên, táo lỏng thất thường: Do bệnh viêm đại tràng mạn tính thì cần điều trị với thuốc cầm tiêu chảy để giảm triệu chứng cấp tính, kết hợp các sản phẩm thuốc Đông y với các bài thuốc cổ truyền có tác dụng hạn chế sự tái phát của bệnh để tránh những đợt tiêu chảy tái phát.

tiêu chảy không nên ăn gì

Thuốc Đông y giúp hạn chế sự tái phát tiêu chảy do viêm đại tràng co thắt

Thuốc Đại tràng Đông y – giải pháp cho người bị tiêu chảy do viêm đại tràng

Đông y có bài thuốc trị bệnh đại tràng hiệu quả thực sự. Bài thuốc có công dụng hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống. Nhờ tác dụng 4 trong 1, bài thuốc này không chỉ giúp giảm các triệu chứng viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa mà còn tác động dần dần vào cơ địa, nhằm tăng cường sức khỏe cho niêm mạc đại tràng, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất hiện đại, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng. Người bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng.

ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

tiêu chảy không nên ăn gìBạn bị:

Viêm đại tràng.

Viêm ruột cấp, mãn tính.

Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

DS Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại