Thứ sáu, 26/04/2024 | 20:52
RSS

Tiêu chảy ra máu: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị nhanh chóng

Thứ bảy, 27/08/2022, 11:31 (GMT+7)

Tiêu chảy ra máu khiến không ít người lo lắng, sợ hãi bởi không biết nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm gì không. Tìm hiểu đây là dấu hiệu của bệnh gì và các bước xử trí kịp thời.

Tiêu chảy ra máu

Tiêu chảy ra máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Tình trạng tiêu chảy sẽ xảy ra khi thức ăn đã tiêu hóa và nước đi qua đường ruột quá nhanh. Thay vì có một khoảng thời gian để tạo được một khối rắn, thì chất thải lại có dạng lỏng. Tiêu chảy ra máu là tình trạng có lẫn máu trong phân.

Nhận biết sớm các nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy ra máu để tìm cách xử trí sớm:

1. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Ngoài tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa có thể gây ra một số triệu chứng đi kèm:

  • Sốt cao
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau quặn bụng
  • Tiêu chảy ra máu

Nguyên nhân xuất phát từ các vi khuẩn đường ruột gây ra. Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn có thể gây tiêu chảy ra máu gồm nhiễm khuẩn: E.coli, Campylobacter, Salmonella, Shigella và nhiễm trùng Clostridium difficile.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn có thể lây lan, đặc biệt là nếu không rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Các loại vi khuẩn E.coli, Campylobacter, Salmonella và Shigella đều có thể xuất hiện ở một số loại thực phẩm và nguồn nước ô nhiễm, và thường do việc đun nấu xử lý đồ ăn không đúng cách. Khuẩn C.dificile thường xuất hiện ở người dùng kháng sinh thường xuyên. Bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa dễ lây lan từ người này sang người khác nếu cùng ở trong bệnh viện.

Tiêu chảy ra máu do nhiễm vi khuẩn đường tiêu hóa thường không kéo dài quá 2 tuần. Bệnh không tái phát sau khi đã khỏi bệnh trừ khi lại bị nhiễm trùng.

Cách điều trị:

Để điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa tùy từng loại khuẩn nhưng phần lớn đều cần dùng thuốc kháng sinh, nước điện giải bù nước.

Các phương pháp phòng ngừa tiêu chảy ra máu do nhiễm khuẩn tiêu hóa:

Hãy thực hiện đầy đủ các bước giúp giảm tỷ lệ nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây tiêu chảy ra máu:

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi chạm vào người hoặc động vật khác
  • Nấu chín kĩ thịt. Giữ thịt sống tránh xa các loại thực phẩm khác.
  • Rửa sạch mọi bề mặt và dụng cụ tiếp xúc với thịt sống.
  • Không mua sữa tươi và các loại thực phẩm, đồ uống chưa tiệt trùng.
  • Không được uống nước lã, nước từ ao hồ, bể bơi.
  • Đun sôi nước trước khi uống.

2. Bệnh viêm loét đại tràng

tiêu chảy ra máu

Viêm loét đại tràng là tình trạng ruột già bị viêm loét niêm mạc

Nếu bị tiêu chảy ra máu xuất phát từ viêm loét đại tràng thì bạn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác:

  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Sụt cân
  • Lở miệng
  • Đau khớp

Viêm loét đại tràng là tình trạng ruột già bị viêm và loét ở niêm mạc. Nguyên nhân là do nhiều yếu tố, gồm có di truyền, môi trường và do hệ miễn dịch trong cơ thể. Các triệu chứng sẽ tiến triển dần dần hoặc xuất hiện đột ngột.

Viêm loét đại tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm nặng, hệ quả là gây suy dinh dưỡng, ung thư đại trực tràng, chảy máu đường tiêu hóa và giảm sức khỏe tổng thể.

Cách xử trí:

Để kiểm soát viêm loét đại tràng cần phải loại bỏ tình trạng viêm bằng cách kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Điều trị bằng cách dùng thuốc gồm thuốc chống viêm, như thuốc steroid tại chỗ hoặc thuốc uống và các loại thuốc điều trị miễn dịch. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết.

Khi được chẩn đoán bị mắc viêm loét đại tràng, bạn cần đi khám để được kiểm tra định kỳ. Do viêm loét đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng nên sẽ cần phải tầm soát ung thư thường xuyên hơn, ví dụ như cần nội soi đại tràng.

3. Bệnh Crohn

tiêu chảy ra máu

Bệnh Crohn cũng là một loại viêm ruột

Bệnh Crohn cũng là một loại viêm ruột nhưng làm ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào của đường tiêu hóa, từ miệng cho tới hậu môn. Tiêu chảy là triệu chứng khá thường gặp của người mắc bệnh Crohn. Nếu bệnh chỉ ảnh hưởng tới ruột non thì bạn sẽ tăng khả năng đi ngoài ra nước. Đôi khi bệnh có thể gây chảy máu trực tràng làm tiêu chảy ra máu.

Các triệu chứng khác:

  • Đau quặn bụng
  • Sụt cân
  • Sốt
  • Lở miệng

Cách điều trị:

Để điều trị bệnh Crohn thì cũng cần phối hợp sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn.

4. Thiếu máu cục bộ đường ruột

Các triệu chứng:

  • Buồn nôn và nôn đột ngột
  • Tiêu chảy ra máu đột ngột
  • Đau bụng đột ngột và dữ dội

Thiếu máu cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu tới ruột kết chậm lại hoặc ngừng hẳn. Thiếu oxy gây ra tổn thương ở đường ruột.

Sự tắc nghẽn có thể xảy ra từ từ theo thời gian, chẳng hạn như khi cholesterol tích tụ trong động mạch hoặc có thể xảy ra đột ngột do cục máu đông hoặc do giảm huyết áp trầm trọng.

Cách điều trị:

Nếu bị tiêu chảy ra máu xuất phát từ thiếu máu cục bộ đường ruột thì có thể cần áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc thông mạch giúp loại bỏ cục máu đông
  • Nếu có tắc nghẽn thì cần phải phẫu thuật khẩn cấp để loại bỏ tắc nghẽn cũng như phần ruột bị tổn thương.

5. Ung thư đại trực tràng

tiêu chảy ra máu

Ung thư đại trực tràng thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên

Các triệu chứng:

  • Giảm cân
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Thay đổi thói quen khi đi tiêu, bị tiêu chảy kèm máu

Ung thư đại tràng thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên bệnh đang ngày càng trẻ hóa.

Ung thư đại trực tràng thường xuất phát từ các polyp nhỏ và tiến triển thành ung thư theo thời gian. Đây là lý do tại sao xét nghiệm sàng lọc nội soi, phát hiện và loại bỏ các polyp nhỏ trước khi chúng phát triển thành ung thư. Người ở độ tuổi 50 – 75 thì nên tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ. Những người có nguy cơ mắc bệnh thì nên sàng lọc ở độ tuổi sớm hơn.

Cách điều trị:

Điều trị ung thư sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Có thể cần kết hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để chữa bệnh.

6. Bệnh trĩ

Triệu chứng:

  • Ngứa hậu môn
  • Xuất hiện máu ở giấy vệ sinh

Trĩ là bệnh xảy ra khi các mạch máu nhỏ xung quanh hậu môn bị sưng và viêm. Trĩ có thể xảy ra bên trong trực tràng hoặc bên ngoài (trĩ nội và trĩ ngoại). Người bị bệnh trĩ sẽ bị đau khi đi tiêu và có thể xuất hiện máu trên giấy vệ sinh.

Người bị trĩ bị tiêu chảy có thể gây ra kích ứng trĩ và gây chảy máu. Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc mỡ hoặc thuốc làm mềm phân để giúp làm giảm chấn thương cho búi trĩ.

Sử dụng thuốc Đại tràng Đông y trị tiêu chảy ra máu do viêm loét đại tràng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây để trị bệnh viêm loét đại tràng gây ra tình trạng tiêu chảy ra máu, xu hướng mới hiện nay để trị bệnh đại tràng chính là dùng thuốc Đông y. Để ngăn ngừa bệnh tái phát giúp đem lại hiệu quả trị bệnh lâu dài, thuốc Đại tràng Đông y phù hợp sử dụng trong giai đoạn mạn tính của bệnh.

Thuốc Đại tràng Đông y giúp điều trị bệnh viêm đại tràng làm giảm các triệu chứng đau quặn bụng, tiêu chảy. Tuy nhiên việc dùng thuốc theo sách hoặc các loại thuốc Đông y trôi nổi trên thị trường sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

Kế thừa bài thuốc Đông y cổ truyền, sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, thuốc Đại tràng Đông y dạng viên nén đem lại hiệu quả cao trong trị viêm đại tràng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

tiêu chảy ra máuBạn bị:

Viêm đại tràng.

Viêm ruột cấp, mãn tính.

Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại