Chủ nhật, 24/11/2024 | 09:18
RSS

Tiêu chảy ở người lớn: Cần ghi nhớ những vấn đề quan trọng

Thứ bảy, 04/06/2022, 12:20 (GMT+7)

Tiêu chảy ở người lớn nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng. Để tránh những hậu quả nghiêm trọng cần lưu ý những vấn đề sau.

Tiêu chảy ở người lớn

Xử lý đúng cách tiêu chảy ở người lớn

Nhận biết tiêu chảy ở người lớn

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nước trên 3 lần trong 24 giờ. Tiêu chảy cấp kéo dài không quá 14 ngày. Tiêu chảy mạn tính kéo dài trên 14 ngày. Số lần đi ngoài khác nhau tùy từng trường hợp, có thể lên đến 10 – 20 lần/ngày. Tính chất phân có thể lẫn nhầy, máu, bọt…

Tiêu chảy có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau như đau bụng, nôn, buồn nôn, sốt, chán ăn.

Tiêu chảy kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy nặng có thể khiến cơ thể mất nước với các biểu hiện mệt mỏi, miệng lưỡi khô, tiểu ít, mắt trũng, thậm chí lờ đờ, mất ý thức, tim đập nhanh và hôn mê.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở người lớn

Để điều trị đúng cách cần xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Trong đó, tiêu chảy cấp thường là bệnh lý gây ra bởi nhiễm khuẩn, nhiễm virus, thay đổi chế độ ăn hoặc dùng thuốc.

Tiêu chảy mạn tính kéo dài thường là triệu chứng của bệnh lý mạn tính đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Đây là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở người lớn. Tình trạng tiêu chảy có thể xảy ra sau khi ăn phải các đồ ăn, nước uống nhiễm khuẩn, quy trình chế biến hoặc bảo quản không đảm bảo.

Tùy tác nhân gây bệnh mà tiêu chảy có thể biểu hiện mức độ và các dấu hiệu kèm theo khác nhau. Bệnh có thể nhẹ với biểu hiện phân loãng, tần suất ít và hết triệu chứng nhanh sau một vài ngày. Tuy nhiên, cũng có thể kèm các dấu hiệu nặng như sốt, đi ngoài có nhầy, máu, tần suất nhiều và kéo dài trong nhiều ngày.

Tiêu chảy do virus Rota

Rota virus là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy ở trẻ em, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Tại đường tiêu hóa, virus làm tổn thương các tế bào nhung mao ruột non, dẫn đến tiêu chảy phân lỏng, nhớt nhưng không có máu. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt với tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn.

Tiêu chảy do thuốc

Kháng sinh là nhóm thuốc gây tiêu chảy phổ biến nhất. Bình thường trong đường ruột mỗi người luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn gọi là hệ vi sinh vật. Sự ổn định của hệ vi sinh giúp bảo vệ cơ thể, phòng chống rối loạn tiêu hóa.

Khi dùng kháng sinh, thuốc không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn làm hại cả vi khuẩn tốt, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra tiêu chảy, nhất là các kháng sinh phổ rộng điển hình như ampicillin, amoxicillin. Tiêu chảy do sử dụng kháng sinh thường giảm khi ngừng thuốc hoặc khi sử dụng kèm với các loại men vi sinh bổ sung vi khuẩn có lợi.

Bên cạnh thuốc kháng sinh, các thuốc điều trị bệnh dạ dày cũng gây ra phản ứng phụ là tiêu chảy, do khả năng kích thích nhu động ruột.

tiêu chảy ở người lớn

Thuốc kháng sinh là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy

Tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng khá phổ biến trên toàn thế giới với khoảng 15 - 20% dân số mắc phải. Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích cho đến nay vẫn chưa được biết rõ. Các triệu chứng điển hình là đau bụng, táo lỏng xen kẽ. Các yếu tố như nhiễm khuẩn, nhiễm virus đều có thể kích hoạt triệu chứng và làm trầm trọng thêm hội chứng ruột kích thích.

Tiêu chảy do các bệnh lý đường ruột

Các bệnh đường ruột như viêm ruột, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm đại tràng giả mạc có thể thường xuyên gây ra tình trạng tiêu chảy. Trong các bệnh lý này, tiêu chảy có thể kèm theo đau quặn bụng, sốt, đi ngoài kèm máu, mủ trong phân, luôn có nhu cầu đi tiêu gấp, mệt mỏi, chán ăn và có thể bị giảm cân.

Tiêu chảy ở người lớn có cần đi khám?

Người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu tiêu chảy kèm theo các triệu chứng sau:

  • Đau quặn bụng
  • Sốt kéo dài
  • Đi ngoài kèm máu hoặc chất nhầy/mủ trong phân vài ngày
  • Các dấu hiệu mất nước nặng: khô miệng, khát nước, mắt trũng, da kém đàn hồi khi véo, bí tiểu
  • Sụt cân

Biện pháp điều trị tiêu chảy ở người lớn

Tùy từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số loại thuốc có thể được chỉ định gồm:

  • Thuốc cầm tiêu chảy: có tác dụng giảm dẫn truyền các tín hiệu thần kinh đến cơ thành ruột vì vậy làm giảm co thắt ruột, giảm số lần đi ngoài. Bên cạnh đó, ruột sẽ có nhiều thời gian hơn để hấp thu nước và các chất dinh dưỡng từ lòng ruột làm phân đóng thành khuôn. Tuy nhiên, thuốc cầm tiêu chảy chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, không điều trị căn nguyên và không nên sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm vì có thể làm tăng thời gian lưu giữ độc tố trong cơ thể khiến bệnh lâu khỏi, thậm chí càng trở nên nguy hiểm.
  • Thuốc tạo khối phân và các chất hấp phụ như than hoạt: giúp hấp thụ dịch làm phân khô hơn. Ngoài ra, các thuốc này cũng có khả năng hấp phụ độc tố gây tiêu chảy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc cũng có thể gây ứ chất độc, chậm thải độc ra ngoài, vì vậy tránh dùng nhóm thuốc này hơn 2 ngày và không nên sử dụng khi bệnh nhân bị sốt.
  • Berberin: có tác động kháng khuẩn, cầm tiêu chảy thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy khi đi du lịch
  • Thuốc kháng sinh: điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Không nên tự ý sử dụng kháng sinh vì nếu không được sử dụng hợp lý, đúng cách có thể khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị tiêu chảy tại nhà

Để giảm số lần tiêu chảy, ngăn ngừa mất nước và mệt mỏi, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ sau:

  • Uống nhiều nước: nên uống nhiều nước lọc, oresol để bù nước và điện giải, tránh mất nước. Tránh uống nước uống có ga, nhiều đường vì đường có thể kéo dịch vào lòng ruột làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
  • Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh: người bệnh nên ăn uống cẩn thận hơn, ăn thực phẩm chín, được chế biến sạch.
  • Bổ sung men vi sinh: có chứa các lợi khuẩn, giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm rối loạn tiêu hóa.

tiêu chảy ở người lớn

Men vi sinh giúp tái cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột

Lưu ý khi lựa chọn men vi sinh hỗ trợ giảm tiêu chảy ở người lớn

Các loại men vi sinh không có tác dụng cầm tiêu chảy tức thời, không làm tăng thời gian lưu giữ phân trong đường tiêu hóa, nhưng là lựa chọn an toàn khi bị tiêu chảy, đặc biệt trong các trường hợp do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Bổ sung men vi sinh cũng giúp dự phòng và cải thiện tiêu chảy do sử dụng kháng sinh. Lưu ý nên bổ sung men vi sinh cách thời điểm uống kháng sinh 2 tiếng.

Để lựa chọn được men vi sinh an toàn và có hiệu quả cao, bạn nên lưu ý sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn. Bào tử là dạng ngủ đông của vi khuẩn, được bao bọc với nhiều lớp áo, giúp dễ dàng vượt qua hàng rào axit dạ dày, vào đến ruột non, hút nước và phát triển thành lợi khuẩn bình thường. Nhờ đó, tỷ lệ sống sót của lợi khuẩn cao, phát huy được tối đa công dụng.

Men vi sinh 

BIO VIGOR®

tiêu chảy ở người lớnBổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ lập lại hệ vi sinh đường ruột

Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

DS Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại