Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:28
RSS

Cảnh báo 3 bệnh lý nguy hiểm có thể gây tiêu chảy ra nước!

Thứ bảy, 11/12/2021, 10:35 (GMT+7)

Đừng coi thường tiêu chảy ra nước. Tình trạng này lặp lại nhiều lần có thể cảnh báo một bệnh mạn tính nào đó mà cơ thể đang gặp phải.

tiêu chảy ra nướcTiêu chảy ra nước có thể cảnh báo bệnh đường tiêu hóa nào đó

Tiêu chảy ra nước là như thế nào?

Tiêu chảy ra nước là đi ngoài phân lỏng và có nước. Thông thường tiêu chảy được định nghĩa khi đi ngoài quá 3 lần trong một ngày.

Đi tiêu lỏng có thể dẫn đến mất nước thừa trong cơ thể, quan trọng là uống nhiều nước hơn khi bị tiêu chảy để ngăn ngừa tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nếu thông thường phân sẽ có màu nâu do các hợp chất như mật và bilirubin có trong đó. Tuy nhiên việc tiêu chảy ra nước thì bạn có thể thấy máu chất lỏng khác so với thông thường. Có thể kể như:

  • Phân lỏng màu vàng: tiêu chảy ra nước vàng có thể xuất phát từ rối loạn tiềm ẩn trong gan hoặc túi mật. Phân lỏng vàng tươi có thể là dấu hiệu của bệnh giardia, một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng đường ruột gây ra khi uống nước bị ô nhiễm.
  • Phân lỏng màu xanh lá cây: có thể do ăn thức ăn có màu xanh hoặc phân di chuyển quá nhanh qua đại tràng.
  • Phân lỏng trong suốt: đây là hiện tượng tiết chất nhầy trong ruột gây ra tình trạng đại tiện lỏng trong suốt.
  • Tiêu chảy ra nước màu đen: đây là tình trạng khá nghiêm trọng, bởi có thể là do chảy máu từ vị trí nào đó của hệ tiêu hóa. Các nguyên nhân tiểm ẩn khác của phân lỏng màu đen là do uống viên bổ sung sắt hoặc ăn thực phẩm có màu đen.

Nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy ra nước và cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố có thể dẫn tới tiêu chảy ra nước. Trong đó phần lớn bị đi ngoài phân lỏng xuất phát từ các bệnh lý dưới đây:

Nhiễm vi khuẩn và vi rút đường tiêu hóa

tiêu chảy ra nước

Trẻ nhỏ rất dễ nhiễm vi rút rota gây tiêu chảy rất nguy hiểm

Đây là nguyên nhân cấp tính và thường dẫn tới triệu chứng khởi phát đột ngột và được xử lý tương đối nhanh (thường chỉ trong một đến hai tuần).

Bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút nếu không được chế biến trong điều kiện sạch sẽ, nấu chín kỹ hoặc bảo quản ở nhiệt độ lạnh. Thịt, cá và các sản phẩm từ sữa, trái cây tươi, rau quả là một số thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất.

Trong đó có nhiễm:

  • Nhiễm vi rút đường tiêu hóa: Tuy vi rút được coi như không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có nhiều loại có khả năng gây tiêu chảy ở nhiều khu vực trên thế giới Một số loại vi rút gây tiêu chảy thường gặp gồm: norovirus, adenovirus, astrovirus và rotavirus. Chúng dễ lây lan trong không gian kín như trong trường mẫu giáo hoặc đi xe chung. Thường bị tiêu chảy do nhiễm vi rút sẽ không nguy hiểm tới tính mạng. Nên chú ý bổ sung đầy đủ chất lỏng thông qua nước uống, súp và nước điện giải kết hợp với nghỉ ngơi hàng ngày. Cần rửa tay và vệ sinh sạch sẽ để không lây lan vi rút sang người thân.
  • Nhiễm vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn gây tiêu chảy ra nước khá nặng và có thể làm ảnh hưởng tới cơ quan khác. Các loại vi khuẩn thường gặp gồm: salmonella, campylobacter, shigella, các chủng E.Coli và Clostridium difficile. Trong khi hấu hết các loại vi khuẩn khác sẽ tự khỏi tuy nhiên nếu nhiễm khuẩn Shigella và một loại E. Coli có thể gây xuất huyết ruột có thể nguy hiểm bởi ảnh hưởng tới hoạt động của thận. Không điều trị kịp thời thì có thể cần phải lọc máu mới có thể hồi phục sức khỏe
  • Nấm và vi sinh vật: nhiễm nấm và vi sinh vật có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ra nước. Trường hợp này cần được điều trị sử dụng kháng sinh để rút ngắn thời gian đi ngoài ra nước và tránh lây truyền cho người thân.

Bệnh viêm đại tràng

tiêu chảy ra nước

Bị viêm đại tràng có thể gây ra đi ngoài ra nước và phân có nhầy

Bị viêm đại tràng hoặc viêm ruột non đều có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ra nước, tiêu chảy ra máu và phân có chầy. Việc đi ngoài phân lỏng kéo dài kèm theo các triệu chứng đau quặn bụng thường xuyên thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán có mắc phải viêm đại tràng hay không.

Đối với người bị tiêu chảy ra nước kéo dài mà không đáp ứng khi dùng thuốc kháng sinh thì đây có thể là dấu hiệu bạn mắc phải viêm đại tràng hoặc hội chứng đại tràng kích thích.

Khi chẩn đoán bác sĩ cần yêu cầu nội soi đường tiêu hóa (ống nội soi đi qua hậu môn) để kiểm tra niêm mạc đại tràng mới có thể xác định được tình trạng bệnh. Để điều trị viêm đại tràng cần sử dụng các loại thuốc làm dịu và giảm phản ứng miễn dịch.

Hội chứng ruột kích thích (hay đại tràng kích thích)

tiêu chảy ra nước

Hội chứng ruột kích thích cần được chẩn đoán và can thiệp sớm

Ngoài tiêu chảy ra nước thì người mắc hội chứng ruột kích thích sẽ gặp phải nhiều triệu chứng về đường tiêu hóa khác nhau. Cụ thể là có thể bị táo bón, tiêu chảy hoặc táo lỏng thất thường.

Người bị đại tràng kích thích biểu hiện tiêu chảy nghĩa là bị đau bụng hoặc khó chịu kéo dài ít nhất ba ngày mỗi tháng và có sự thay đổi về số lượng phân hoặc hình dạng phân.

Hội chứng ruột kích thích sẽ có một loạt các triệu chứng đi kèm bên cạnh bị tiêu chảy ra nước.

Hiện nay, để điều trị đại tràng kích thích kết hợp giữa thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt và sử dụng thuốc. Người bệnh cần tránh xa các loại đồ ăn gây dị ứng và đường lactose đồng thời tăng tiêu thụ chất xơ. Khi bị bệnh cũng cần duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để tốt cho đường tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích chỉ được chẩn đoán khi đã loại trừ nguyên nhân tiêu chảy ra nước xuất phát do viêm đại tràng hoặc ung thư

Thay đổi thói quen tại nhà giúp giảm triệu chứng khi bị tiêu chảy ra nước

Uống đủ nước

Nên nhớ khi bị tiêu chảy ra nước thì điều nguy hiểm nhất là cơ thể bị mất nước trầm trọng. Vì thế bạn nên duy trì uống ít nhất sáu cốc nước 250ml mỗi ngày.

Một số loại nước bạn nên lựa chọn gồm:

  • Nước điện giải
  • Soda không chứa caffein
  • Súp gà
  • Trà mật ong
  • Đồ uống thể thao

Thay vì bổ sung chất lỏng trong bữa ăn bạn hãy uống nước giữa các bữa ăn. Thường xuyên uống lượng nhỏ thay vì uống một lần lượng lớn.

Tắm nước ấm

Khi bị tiêu chảy ra nước và đi nhiều lần có thể khiến cho khu vực hậu môn của bạn bị đau rát nhất là sau khi đi vệ sinh.

Để giảm đau, hãy tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm nước ấm. Sau đó lau khô vùng da hậu môn bằng khăn mềm và sạch. Bạn có thể dùng kem bôi trĩ hoặc mỡ bôi trơn lên vùng da bị ảnh hưởng.

Sử dụng thuốc đại tràng Đông y khi bị tiêu chảy ra nước do bệnh viêm đại tràng hoặc đại tràng co thắt

Đối với người bị tiêu chảy ra nước xuất phát từ nguyên nhân mạn tính như viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích thì có hướng điều trị mới chính là kết hợp sử dụng cả thuốc Tây y và Đông y. Trong khi Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng thì Đông y lại giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng lại tiềm ẩn tác dụng phụ và dễ gây nhờn thuốc. Sử dụng kéo dài có thể gây tốn kém và hại sức khỏe. Thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2 cân bằng âm dương có tác dụng hỗ trợ kháng viêm, chống co thắt, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc đại tràng, do vậy sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát.

Kinh nghiệm sử dụng thuốc đại tràng Đông y liều bình thường ngày 4 viên nếu bệnh nhẹ, trung bình và tăng liều lên 6 viên nếu bệnh nặng. Uống theo đợt điều trị 3 tháng dù đã hết triệu chứng.

Hiện nay thuốc Đại tràng Đông y thế hệ 2 đã được sản xuất dưới dạng viên nén tiện dụng tại nhà máy chuẩn GMP-WHO và bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

tiêu chảy ra nướcBạn bị:

Viêm đại tràng.

Viêm ruột cấp, mãn tính.

Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại