Thứ sáu, 22/11/2024 | 04:01
RSS

Xử lý nhanh và đúng khi bị tiêu chảy buồn nôn chóng mặt

Thứ hai, 13/06/2022, 08:29 (GMT+7)

Tiêu chảy buồn nôn chóng mặt là triệu chứng phổ biến, dễ nhầm lẫn nên dẫn đến điều trị sai cách. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để điều trị phù hợp và kịp thời.

tiêu chảy buồn nôn chóng mặt

Tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy buồn nôn chóng mặt để xử lý đúng

Nguyên nhân gây tiêu chảy buồn nôn chóng mặt

Tiêu chảy buồn nôn là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh đường tiêu hóa. Nếu có kèm theo chóng mặt, thì có thể nguyên nhân là do những vấn đề như dưới đây:

Ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm có chứa chất độc (như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, thức ăn ôi thiu sinh ra vi khuẩn, nấm mốc… ) có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, kích thích phản xạ đi ngoài để đào thải độc tố. Ngoài tiêu chảy, người bệnh cũng bị đau bụng, buồn nôn và chóng mặt.

Dị ứng thực phẩm

Buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy sau khi ăn cũng là dấu hiệu bị dị ứng. Trường hợp nặng, người bệnh còn bị choáng váng, tim đập nhanh và khó thở cần phải đi cấp cứu ngay.

Tiêu chảy cấp tính

Vi khuẩn tả, E.coli, Rotavirus, Norovirus... đều có thể dẫn đến tiêu chảy cấp tính. Các triệu chứng kèm theo có thể là đau bụng, buồn nôn, nôn nhiều, sốt cao. Tiêu chảy và nôn nhiều gây mất nước, mệt mỏi và chóng mặt.

tiêu chảy buồn nôn
Tiêu chảy cấp tính có thể gây chóng mặt

Cách điều trị tiêu chảy và nôn

1. Bù nước, bù điện giải

Khi bị tiêu chảy kèm nôn ói, việc quan trọng nhất là cần bù nước và chất điện giải. Với các trường hợp nhẹ thì chỉ cần uống oresol. Cần pha đúng theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất và uống từ từ từng ngụm nhỏ để không kích thích nhu động ruột tăng phản xạ đi ngoài.

Ngoài nước điện giải, cũng nên uống nhiều nước lọc ấm, nước canh, súp, tránh uống sữa và nước hoa quả có tính axit cao. Để giảm buồn nôn và làm dịu hệ tiêu hóa có thể uống trà gừng, trà hoa cúc.

Trong trường hợp nặng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày kèm theo nôn ói, người bệnh cần đi khám để được điều trị. Tại bệnh viện, bệnh nhân có thể được tiêm truyền tĩnh mạch điện giải.

2. Dùng thuốc

Nếu chưa xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy và buồn nôn thì nên tránh dùng thuốc. Dùng không đúng loại có thể khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Ví dụ như nếu tiêu chảy là do ngộ độc thực phẩm thì cần phải đào thải hết chất độc ra ngoài, dùng thuốc cầm tiêu chảy có thể gây nguy hại.

Nếu tiêu chảy không phải do ngộ độc, có thể dùng thuốc giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy kịp thời để tránh mất nước. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên được sự đồng ý của bác sĩ, thầy thuốc, tránh sử dụng tùy tiện.

tiêu chảy buồn nôn
Việc sử dụng thuốc nên được sự đồng ý của bác sĩ, thầy thuốc

3. Thay đổi chế độ ăn uống

  • Chia nhỏ bữa ăn: Khi hệ tiêu hóa đang không khỏe, nên tránh ăn quá no. Thay vào đó, có thể chia nhỏ bữa ăn, mỗi ngày ăn 4-6 bữa.
  • Thay đổi thực đơn: Nên tránh ăn những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, tránh uống bia rượu, tránh đồ ăn cũ được tích trữ lâu ngày. Nên ăn những món được chế biến mềm, loãng và thanh đạm như cháo, bánh mì trắng, cơm trắng nấu nhão, hạn chế ăn nhiều rau có chất xơ…
  • Cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm: Để tránh mua phải thực phẩm chứa thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại, nên lựa chọn địa chỉ có uy tín, đảm bảo, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.

4. Bổ sung men vi sinh

Tiêu chảy do bất kỳ nguyên nhân nào đều gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng lại làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa với triệu chứng phổ biến là tiêu chảy, táo bón, đầy hơi chướng bụng, tạo nên một vòng lặp khó điều trị.

Do vậy, để gỡ rối vấn đề này, giải pháp được các chuyên gia hướng đến chính là bổ sung men vi sinh có chứa lợi khuẩn, nhằm hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.

tiêu chảy buồn nôn
Probiotics (hay còn gọi là men vi sinh) là những lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa

Lưu ý khi lựa chọn men vi sinh giảm tiêu chảy

Hiện nay trên thị trường có vô vàn loại men vi sinh khác nhau, từ hàng trong nước đến hàng nhập khẩu. Vậy làm sao để lựa chọn được sản phẩm có chất lượng và an toàn?

Để lựa chọn được men vi sinh có hiệu quả, trước hết cần hiểu rõ men vi sinh thuộc nhóm hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (hay còn gọi là thực phẩm chức năng) không phải là thuốc và không thay thế được thuốc chữa bệnh. Do vậy, chỉ nên dùng men vi sinh để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa, kết hợp với thuốc điều trị của bác sĩ (nếu có).

Các lợi khuẩn sống trong men vi sinh dễ bị tiêu diệt bởi axit và dịch vị dạ dày. Do đó, nên tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm có chứa “bào tử lợi khuẩn”. Bào tử là dạng ngủ đông của lợi khuẩn, có phần lõi là lợi khuẩn, được bao bọc bởi nhiều lớp áo. Những lớp áo này sẽ giúp bảo vệ lõi bào tử tránh khỏi axit, dịch vị và sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, để vào đến ruột non an toàn. Tại đây, bào tử sẽ hút nước và phát triển thành lợi khuẩn bình thường. Nhờ vậy, tỷ lệ sống sót của bào tử lợi khuẩn cao hơn so với lợi khuẩn thông thường.

Men vi sinh Bio Vigor – hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa

Men vi sinh Bio Vigor là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Dược phẩm Nhất Nhất, giúp bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ lập lại hệ vi sinh đường ruột. Bio Vigor được sản xuất 2 dạng là dạng bột và viên nang cứng, với thành phần gồm bào tử  Bacillus clausii – đây là lợi khuẩn tốt cho đường ruột.

Men vi sinh Bio Vigor phù hợp với người lớn và trẻ em tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày…

Người bị tiêu chảy và nôn do rối loạn tiêu hóa và do dùng thuốc kháng sinh có thể tham khảo sử dụng.

Men vi sinh

BIO VIGOR®

tiêu chảy buồn nônBổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại