Thứ sáu, 22/11/2024 | 14:10
RSS

Lở miệng nhiều là dấu hiệu bệnh gì, có thực sự nguy hiểm?

Thứ ba, 13/06/2023, 09:28 (GMT+7)

Lở miệng, nhiệt miệng không chỉ gây đau đớn, khó ăn uống mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy bạn có biết lở miệng nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Lở miệng nhiều cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe
 

Lở miệng là gì? 

Lở miệng hay còn gọi là nhiệt miệng, loét miệng, là vết loét nông, kích thước nhỏ ở bên trong miệng, vòm miệng, trên lưỡi hoặc trong má. 
 
Vết loét có màu trắng, hình tròn, sau đó chuyển dần sang màu vàng. Viền vết loét có  màu đỏ. 
 
Vết loét miệng có thể xuất hiện một hoặc nhiều vết loét bên trong miệng, gây đau đớn khi ăn uống, nói chuyện. Trong một số trường hợp, người bị loét miệng có thể bị sốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ. 

Lở miệng nhiều là dấu hiệu bệnh gì? 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vết loét miệng, điển hình như: 

Hệ miễn dịch suy giảm 

Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, virus vi khuẩn từ bên ngoài có thể dễ dàng tấn công khoang miệng và gây ra những vết loét. 

Hệ miễn dịch suy giảm gây lở miệng, nhiệt lưỡi

Chấn thương 

Những chấn thương do đánh răng quá mạnh, cắn vào má, hoặc do mắc cài niềng răng đâm vào niêm mạc miệng… đều có thể gây ra những vết loét. 

Thường xuyên ăn đồ cay nóng 

Đồ ăn cay nóng có thể gây bỏng miệng, dẫn đến những nốt mụn, lở trong niêm mạc miệng. Khi đã bị nhiệt miệng, nếu tiếp tục ăn đồ cay nóng có thể khiến những vết loét mưng mủ và đau đớn hơn. 

Thiếu vitamin 

Cơ thể cần một số vitamin và dưỡng chất để tăng cường đề kháng và phòng một số căn bệnh. Thiếu vitamin C, B2, B3, B12 có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu và khiến virus sinh sôi, gây ra những vết loét miệng. 

Lở miệng nhiều có nguy hiểm không? 

Hầu hết các vết nhiệt miệng đều gây đau đớn, xót và khiến việc nói chuyện không thoải mái, nhưng thường tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp thường xuyên bị lở miệng, tái phát liên tục gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và giao tiếp. 
 
Ngoài ra, nhiệt miệng tái phát liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn nào đó cần phải điều trị, thậm chí là ung thư miệng. Do vậy, nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài và áp dụng các biện pháp tự nhiên mà không cải thiện, tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. 
 
Nên đi khám khi bị lở miệng thường xuyên

Các cách trị lở miệng ngay tại nhà

Có thể áp dụng đồng thời các biện pháp đơn giản như dưới đây để giúp vết loét miệng nhanh lành: 

1. Súc miệng bằng nước muối 

Muối có tính sát khuẩn, sát trùng, giúp làm tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, nhờ đó vết loét sẽ nhanh lành hơn. 
 
Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại nhà thuốc, siêu thị, hoặc tự pha dung dịch nước muối với tỷ lệ 0.9% (1 lít nước cất pha cùng 9g muối tinh khiết). Súc miệng nhiều lần trong ngày để nhanh lành vết loét. 

2. Dùng mật ong

Mật ong cũng có tính kháng khuẩn và chống viêm. Nghiên cứu cho thấy bôi mật ong lên vết loét sẽ giúp vết loét bớt sưng và đau. 

3. Bổ sung dưỡng chất 

Thiếu một số loại vitamin là nguyên nhân dẫn đến vết loét miệng. Do đó, nên bổ sung các vitamin như C, B6, B12 giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bổ sung kẽm cũng giúp tăng sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết loét. 

4. Tránh đồ ăn cay nóng 

Đồ ăn cay nóng là nguyên nhân gây ra các vết loét và khiến các vết loét tổn thương sâu hơn. Do đó, nên hạn chế và tránh các gia vị cay nóng khi đang bị lở miệng. 

5. Uống các loại nước có tính mát 

Nhiều người quan niệm bị lở miệng là do “nóng trong người”. Do đó, uống một số loại nước có tính mát sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc và nhanh lành các vết loét hơn. 
 
Một số loại nước có tính mát thường được dùng khi bị nhiệt miệng là nước rau má, diếp cá, bột sắn dây… 
 
Nước diếp cá thanh nhiệt, giải độc, giảm lở miệng

6. Sử dụng dung dịch xịt răng miệng thảo dược 

Một trong các biện pháp đơn giản, được nhiều người áp dụng hiện nay chính là sử dụng dung dịch xịt răng miệng chiết xuất từ thảo dược. 
 
Một số loại thảo dược có tác dụng nhanh nhiệt, giảm đau rát miệng là kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đục, lá đào… Từ các thảo dược này, các chuyên gia đã bào chế thành công sản phẩm xịt răng miệng thảo dược giúp hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng. 
 
Sản phẩm được thiết kế dạng vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến vùng tổn thương, có tác dụng tại chỗ. 
 
Để phát huy hiệu quả, nên lắc kỹ trước khi dùng, xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt. Bệnh nặng có thể xịt nhiều lần hơn.
 
Sản phẩm dùng được cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Dung dịch xịt răng miệng thảo dược có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị lở miệng, nhiệt miệng có thể tham khảo sử dụng.
 

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT 

Giúp giảm nhanh:
- Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng
- Đau rát, viêm loét miệng
Thành phần:
Kim ngân hoa; Lá trầu không; Hoa đu đủ đực; Lá đào; Natri benzoat, Tinh dầu bạc hà, Nước tinh khiết vừa đủ 20ml.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.
- Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại