Thứ năm, 25/04/2024 | 10:31
RSS

Bị viêm loét miệng lưỡi, đừng nên coi thường !

Thứ tư, 08/04/2020, 10:29 (GMT+7)

Viêm loét miệng lưỡi, hay trong dân gian còn gọi là nhiệt miệng những vết loét có màu đỏ xung quanh, trung tâm có mảng mục màu vàng, xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, môi. Đặc biệt, đây còn là dấu hiệu nhận biết sớm của một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng, ung thư lưỡi.

Nguyên nhân thực sự của viêm loét miệng lưỡi là gì?

Theo nghiên cứu của những chuyên gia hàng đầu về tai mũi họng, nguyên nhân gây ra viêm loét miệng lưỡi là do bị nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn, hay virus Herpes. Chứng viêm quanh răng, viêm tủy răng cũng có thể gây nhiễm trùng vùng mô niêm mạc miệng tạo ra vết loét; thiếu vitamin C, PP, B6, B12, thiếu sắt cũng là những nguyên nhân gây viêm loét miệng. 

Đặc biệt, đây còn có thể là triệu chứng ban đầu của một số căn bệnh ác tính như bệnh bóng nước, dấu hiệu nhận biết sớm của ung thư vòm họng, ung thư lưỡi.

viêm loét miệng lưỡi
Nguyên nhân gây ra viêm loét miệng lưỡi là do nhiễm nấm, vi khuẩn hay virus

Triệu chứng của viêm loét miệng lưỡi

Viêm loét miệng lưỡi sẽ gây nên những bợn trắng trong miệng lưỡi, hay những vết loét tròn, nông, có màu vàng, xung quanh viền đỏ, kích thước từ vài mimimét cho đến hơn 1 centimét, xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, môi hoặc nướu răng.

Nếu bị nhiễm trùng thì bệnh có thể tiến triển thêm triệu chứng nóng sốt. Triệu chứng có thể bị tái đi tái lại theo chu kỳ, đặc biệt, khi người bệnh thường xuyên thức khuya, căng thẳng, giảm sút sức khỏe  

viêm loét miệng lưỡi
Viêm loét miệng lưỡi gây ra những vết loét tròn, có màu vàng, xung quanh viền đỏ

Làm thế nào để phòng ngừa viêm loét miệng lưỡi?

Viêm loét miệng lưỡi có thể phòng ngừa được nếu tuân thủ những biện pháp sau:

  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để tránh việc thiếu các vitamin.
  • Hạn chế hút thuốc, uống rượu hoặc dùng thực phẩm quá cay, mặn, nóng
  • Tránh stress hoặc trầm cảm.
  • Bổ sung vitamin B12, sắt và axit folic trong chế độ ăn để ngăn ngừa viêm loét miệng lưỡi.
  • Súc miệng sạch sẽ sau bữa ăn và thay bàn chải đánh răng mỗi tháng.

viêm loét miệng lưỡi
Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để tránh thiếu các vitamin

Cách điều trị viêm loét miệng lưỡi

  • Súc miệng: Sử dụng loại dung dịch súc miệng được bán sẵn ở các nhà thuốc như Chlorhexidine gluconate 0,2% hay đơn giản là súc miệng bằng nước muối cũng giúp hỗ trơ điều trị viêm loét miệng lưỡi.
  • Sử dụng thuốc bôi tại chỗ: Corticoid bôi tại chỗ như Triamcinolone acetonide 0,1% hay Hydrocortisone hemisuccinate lozenges 2,5mg bôi vào chỗ loét từ 3 - 4 lần/ngày.
  • Sử dụng thuốc kháng virus như Acilovir hay thuốc kháng nấm khi bị nhiễm nấm. Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng và cách dùng theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Sử dụng một số loại thảo dược như lá rau ngót, lá mít vàng, mật ong, rễ cải thìa giã nát, vắt lấy nước, dùng bông sạch thấm vào chỗ đau 2 – 3 lần một ngày.

viêm loét miệng lưỡi
Sử dụng lá rau ngót để giảm nhẹ các triệu chứng của viêm loét miệng lưỡi

Lưu ý, sử dụng các loại thuốc Tây y, kháng virus, kháng nấm, kháng sinh tuy đem lại hiệu quả tức thì tuy nhiên thường gây ra các tác dụng phụ, đặc biệt hơn, việc lạm dụng kháng sinh dễ gây ra hiện tượng lờn kháng sinh, mất đi tác dụng của kháng sinh. Còn việc sử dụng các thảo dược có sẵn từ thiên nhiên sẽ mất nhiều công sức chế biến mà tác dụng lại chưa thật sự được như mong đợi.

Điều trị viêm loét miệng lưỡi bằng thuốc Đông y thế hệ 2

Nếu như không may mắn bị viêm loét miệng lưỡi mà không muốn sử dụng các loại thuốc Tây vì lo lắng tác dụng phụ thì bạn có thể sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2 để điều trị. Thuốc Đông y thế hệ 2 điều trị viêm loét miệng lưỡi được sản xuất từ bài thuốc bí truyền hiệu quả trong dân gian, tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng.

Không chỉ điều trị bệnh, thuốc còn tác động vào nguyên nhân gây bệnh, giúp bệnh ít hoặc không tái phát. 

 

Phi Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN