Thứ năm, 25/04/2024 | 14:16
RSS

Nhiệt miệng có lây không? Cách chữa vết loét nhanh lành

Thứ tư, 17/05/2023, 11:41 (GMT+7)

Khi bị nhiệt miệng, nhiều người thắc mắc rằng bệnh nhiệt miệng có lây không?. Vết loét nhiệt mang lại một cảm giác đau nhức, khó chịu, người mắc gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. Cùng giải đáp nhiệt miệng có lây không trong bài viết dưới đây.

Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi "Nhiệt miệng có lây không?" cùng tìm hiểu khái niệm nhiệt miệng là gì và những nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu này. 

I. Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng (Aphthous ulcer) là tình trạng trong khoang miệng xuất hiện các vết lở loét màu trắng hoặc vàng đục hình oval hoặc hình tròn. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ dân số bị nhiệt miệng chiếm khoảng 20%. Tuy nhiên, thông thường tình trạng này không có gì đáng lo ngại vì nhiệt miệng có thể tự hết trong khoảng từ 7 - 10 ngày.

Kích thước vết loét còn tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của mỗi người, nhưng thường chỉ là vết loét nhỏ, nông có đường kính 1 - 3 mm, sau có thể lan rộng và to hơn kích thước tới 1 cm.

Cụ thể những vết nhiệt có thể xuất hiện ở 2 bên trong má, nướu, trong môi, lưỡi. Kèm theo các cơn đau nhức, khó chịu cùng các triệu chứng như hôi miệng, sưng đau chân răng, vùng thượng vị nóng rát, khó chịu…

Nguyên nhân xuất hiện tình trạng nhiệt miệng và dễ tái lại nhiều lần:

  • Tổn thương khi đang sinh hoạt như đánh răng, niềng răng bị va chạm mạnh.
  • Thường xuyên ăn thức ăn cay, nóng.
  • Do vi khuẩn, virus, vi sinh vật gây nhiễm trùng.
  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách.
  • Thay đổi nội tiết, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước…

Ngoài ra, có một nguyên nhân mà ít được mọi người chú ý đến, đó là tình trạng chức năng gan bị suy giảm. Quá trình hoạt động của gan không tốt khiến quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể bị trì hoãn, lâu ngày gây tích tụ chất độc trong cơ thể gây ra nhiệt miệng. Cùng với nhiệt miệng, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, nóng trong người.

Tình trạng nhiệt miệng không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó sẽ gây khó khăn tới sinh hoạt, khả năng hấp thụ thức ăn do trong quá trình nhai, nuốt thức ăn dễ va chạm vào các vết loét trong miệng. 

Để cải thiện vết nhiệt nhanh chóng bên cạnh tác động từ bên ngoài thì người bệnh cần làm mát cơ thể từ bên trong đó là giúp cải thiện chức năng gan, khắc phục tốt tình trạng nóng gan gây nhiệt miệng.

>>> XEM THÊM: Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây đơn giản tại nhà

II. Nhiệt miệng có lây không?

Tình trạng nhiệt miệng vốn dĩ là lành tính, có thể khỏi sau vài ngày và không lây nhiễm. Tuy nhiên, có một vài trường hợp nhiệt miệng có nguy cơ lây lan từ người sang người nếu nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là do vi khuẩn, virus gây ra.

Trong đó, đáng lưu ý là loại virus Herpes simplex gây ra tình trạng nhiệt miệng sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm nhiệt miệng. Đây là loại virus có tính truyền nhiễm, có khả năng cao lây từ người sang người nếu giữa người có sự tiếp xúc gần với nhau, tiếp xúc trực tiếp với các vết loét. Đặc biệt, trong trường hợp nhiệt miệng nặng như có dịch mủ, chảy máu thì nguy cơ lây lan sẽ càng nhanh.

Người bị nhiệt miệng có thể phân biệt chính xác đâu là các loại nhiệt miệng thông thường khác với nhiệt miệng do virus gây ra. Nếu vết nhiệt kéo dài hơn 10 ngày chưa có dấu hiệu thuyên giảm khi người bệnh đã sử dụng tất cả mọi cách, thì đây có thể là do virus gây ra.

Đừng quá chủ quan nếu lâu ngày nhiệt miệng không khỏi thì bạn nên tới các cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

nhiệt miệng có lây không

>>> XEM THÊM: Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày - Mẹo hay dành cho bạn

III. Những cách chữa trị để các vết loét nhiệt miệng nhanh lành

1. Cách phòng ngừa nhiệt miệng lây từ người sang người

Để ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng lây lan khi chưa xác định được nguyên nhân thì người bệnh nên chú ý tới vấn đề sau:

  • Đồ cá nhân không nên dùng chung: cụ thể như hạn chế tối đa sử dụng chung khăn mặt, bàn chải, cốc, khẩu trang… Điều này sẽ giúp hạn chế sự lây lan nhiệt miệng gián tiếp qua đồ dùng.
  • Tránh quan hệ tình dục bằng miệng: Loại virus Herpes simplex thường tồn tại ở vùng kín của nữ giới. Do đó nếu quan hệ tình dục bằng miệng sẽ khiến virus Herbes dễ xâm nhập vào trong khoang miệng của bạn và gây nhiệt miệng.
  • Nhiệt miệng không nên hôn nhau: vì đây là cách trực tiếp và dễ dàng khiến vi khuẩn xâm nhập lây nhiễm nhiệt miệng từ người sang người nhất.
  • Dùng nước muối súc miệng sát khuẩn trị nhiệt miệng: Vừa giúp vệ sinh răng miệng, vừa loại bỏ được vi khuẩn gây loét nhiệt do muối có tính khử khuẩn sát trùng tốt, cùng với đó tăng khả năng ngăn ngừa nhiệt miệng lây lan sang người khác.
  • Rửa tay sạch sẽ khi đụng vào vết nhiệt: Vừa ngăn ngừa vi khuẩn, virus lây lan sang người khác, vừa giúp ngăn tình trạng loét miệng của bạn không trở nên nặng hơn.

2. Chữa trị nhiệt miệng do nóng trong

Để cải thiện tình trạng nhiệt miệng do nóng trong, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp đơn giản sau:

  • Uống các loại nước giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể như nước bột sắn, rau má, nước chanh, râu ngô, sữa chua…
  • Dùng các thực phẩm hỗ trợ giải độc gan, ngăn ngừa tình trạng nóng gan, cải thiện chức năng gan hiệu quả, từ đó, giúp cơ thể đào thải độc tố ngăn ngừa nhiệt miệng xuất hiện và tái đi tái lại nhiều lần.
Nhưng nếu chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra, việc lựa chọn phương pháp điều trị chưa đem lại hiệu quả dứt điểm và dễ có nguy cơ tái phát nhiều lần.

Nếu hiếm khi bị nhiệt miệng, tình trạng không nặng nề và không có nhiều triệu chứng khác kèm theo, thì bạn có thể yên tâm vì khả năng cao không có vấn đề gì đáng lo ngại. Nhưng nếu nhiệt miệng thường xuyên, kèm theo nhiều biểu hiện lạ như mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, táo bón kéo dài, vàng da, hôi miệng, cơ thể hôi bất thường... thì lúc này, hãy nghĩ ngay đến nguy cơ cơ thể đã nhiễm nhiều độc tố không được thải loại ra ngoài.

Khi các tạng phủ như gan, thận, đại tràng... bị suy giảm chức năng khiến khả năng phân giải, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể bị hạn chế, dẫn tới các chất độc bị tích tụ lại lâu ngày khiến các chức năng trong cơ thể bị suy giảm và tình trạng nhiệt miệng tái phát liên tục là một trong các dấu hiệu cảnh báo.
Phương pháp điều trị từ bên trong theo Đông y, giúp thanh nhiệt, tăng cường chức năng đào thải độc tố, giúp cân bằng âm dương, khắc phục tình trạng nóng trong gây nhiệt miệng và không có tác dụng phụ.

Để khắc phục nhiệt miệng do nóng trong, nhờ tới Viên giải độc Ngự y mật phương Đông y thế hệ 2 được coi là thuốc điều trị chủ đạo, với hiệu quả vượt trội so với Tân dược trong nhiều trường hợp, sẽ giúp cơ thể giải độc bằng việc làm sạch các độc tố, các chất không tốt tích tụ lâu ngày, kích thích tạng phủ đào thải được chất độc ra ngoài. Từ đó, cơ thể được trở về trạng thái ban đầu, ngăn ngừa các vấn đề do gan, thận, ruột... bị suy giảm chức năng gây ra.

thông tin tư vấn

Viên giải độc Nhất Nhất 9
Ds Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại