Thứ năm, 25/04/2024 | 19:26
RSS

Bị loét miệng làm sao cho nhanh khỏi?

Thứ ba, 16/11/2021, 17:04 (GMT+7)

Loét miệng gây khó chịu, cản trở ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều cách đơn giản, dễ thực hiện giúp giảm ngay tình trạng viêm loét miệng.

Bị loét miệng

Bị loét miệng gây đau xót, khó ăn uống và khó nói

Loét miệng là bệnh gì?

Loét miệng là tình trạng mất hoặc xói mòn một phần mô mỏng bên trong miệng (màng nhầy).

Trong hầu hết các trường hợp, loét miệng là vô hại và tự khỏi trong vòng 10-14 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vết loét miệng tuy nhỏ nhưng lại gây đau xót khi ăn uống, khó nói chuyện nên nhiều người thường tìm cách điều trị ngay.

Nguyên nhân gây lở loét miệng

Loét miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Vô tình cắn vào bên trong má
  • Chấn thương do bàn chải đánh răng (chẳng hạn như trượt trong khi đánh răng)
  • Cọ xát liên tục với răng mọc lệch hoặc sắc nhọn
  • Liên tục cọ xát với răng giả hoặc niềng răng
  • Bỏng do ăn thức ăn nóng
  • Kích ứng với chất khử trùng mạnh, chẳng hạn như nước súc miệng
  • Nhiễm virus như nhiễm virus herpes simplex (mụn rộp)
  • Phản ứng với một số loại thuốc
  • Phát ban da ở miệng (ví dụ, liken phẳng)
  • Các bệnh tự miễn dịch
  • Thiếu hụt vitamin hoặc sắt
  • Bệnh đường tiêu hóa như bệnh Crohn hoặc bệnh celiac
  • Ung thư miệng

Bị loét miệng
Đeo niềng răng dễ bị viêm loét miệng

Triệu chứng của bệnh loét miệng là gì?

Các triệu chứng của loét miệng tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng có thể bao gồm:

  • Một hoặc nhiều vết loét đau trên một phần da niêm mạc miệng
  • Vùng da xung quanh vết loét sưng tấy
  • Gặp cản trở với việc nhai hoặc đánh răng vì răng bị đau
  • Kích ứng vết loét do thức ăn mặn, cay hoặc chua
  • Ăn không ngon, không muốn ăn

Loét miệng thường xảy ra trên niêm mạc miệng mềm hơn của môi, má, hai bên lưỡi, sàn miệng, sau vòm miệng và xung quanh vùng amidan. Các vết loét này thường không lớn hơn 5mm. Đôi khi những vết loét miệng liên kết với nhau thành một mảng lớn.

Bị loét miệng

Loét miệng có thể xuất hiện nhiều nốt cùng một thời điểm

Cách điều trị loét niêm mạc miệng

Nếu vết loét niêm mạc miệng cản trở các hoạt động bình thường hàng ngày hoặc kéo dài từ 2 tuần trở lên, hãy đến gặp nha sĩ để được thăm khám kĩ hơn.

Trong một số trường hợp, bạn có thể cần xét nghiệm máu nếu nghi ngờ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết (chẳng hạn như thiếu sắt, folate hoặc vitamin B).

Nếu nha sĩ không thể xác định nguyên nhân gây loét miệng hoặc nếu vết loét không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường, bạn có thể cần phải làm sinh thiết một phần của vết loét và một số mô xung quanh để xác định nguyên nhân xem có phải là ung thư hay không.

Bị loét miệng

Với những vết loét lâu không khỏi, cần phải sinh thiết để tìm nguyên nhân

Hầu hết các vết loét miệng thường vô hại và tự khỏi trong vòng 10-14 ngày. Các loại loét miệng khác, chẳng hạn như bệnh áp-tơ hoặc do nhiễm trùng herpes simplex, cần được điều trị tại chỗ (chẳng hạn như nước súc miệng, thuốc mỡ hoặc gel).

Một số biện pháp có thể tăng tốc độ hồi phục của vết loét, giảm thiểu sự khó chịu mà các triệu chứng gây ra cũng như giảm nguy cơ biến chứng như:

  • Sử dụng thuốc mỡ steroid bôi tại chỗ
  • Thuốc ức chế miễn dịch có thể được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa
  • Bôi gel sát trùng, chống viêm vào vết loét
  • Tránh thức ăn cay và chua
  • Uống nhiều nước
  • Đánh răng sạch tối thiểu 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút
  • Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng không chứa cồn
  • Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược thay thế nước muối và nước súc miệng để làm sạch và bảo vệ răng miệng tối ưu

Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất – nguồn gốc thảo dược, bảo vệ răng miệng

Khác với nước súc miệng, nước ngậm răng miệng cần lưu giữ chất lỏng trong khoang miệng từ 5 – 10 phút mỗi lần ngậm. Trong quá trình ngậm có thể súc nhẹ để dung dịch len lỏi trong các kẽ răng, hốc khoang miệng, giúp làm sạch răng miệng hiệu quả.

Dung dịch nước ngậm răng miệng dễ sử dụng, giúp giảm viêm, giảm đau rát, khó chịu, hơn nữa còn có tác dụng khử mùi hôi trong miệng, mang lại hơi thở sạch sẽ, thơm mát.

Sử dụng nước ngậm răng miệng không chỉ giúp vết loét miệng nhanh lành mà còn ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác như viêm lợi, chảy máu chân răng, tụt lợi, răng lung lay….

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Bị loét miệng - Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay, giảm ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

 NSX: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại