Thứ năm, 25/04/2024 | 08:45
RSS

Lên thực đơn cho trẻ mẫu giáo: Những thực phẩm mà trẻ thực sự cần

Thứ ba, 30/06/2020, 22:33 (GMT+7)

Thực phẩm trẻ ăn trong những năm đầu đời không chỉ tác động đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ mà còn ảnh hưởng đến thói quen ăn uống sau này của chúng. Vật, bố mẹ cần lên thực đơn cho trẻ mẫu giáo như thế nào cho chuẩn?

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ em cũng giống như người lớn. Mọi người đều cần các chất dinh dưỡng giống nhau như: vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein và chất béo. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi, trẻ cần lượng thực phẩm quan trọng khác nhau.

Vậy, thực đơn cho trẻ mẫu giáo cần chú trọng những gì? 

Đừng quên protein (đạm) 

Protein rất cần thiết cho một số chức năng quan trọng, như tăng trưởng, phát triển trí não và duy trì xương chắc khỏe. 

Nên bổ sung protein từ đâu: 

- Protein từ động vật: thịt nạc, cá, trứng, sữa, sữa chua và phô mai có chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu, cần thiết cho sự tăng trưởng. 
- Protein thực vật: các loại đậu 

thực đơn

Thực phẩm giàu tinh bột cung cấp carbohydrate

Trẻ em cần một nguồn carbohydrate trong mỗi bữa ăn, tuy vậy, trẻ dưới 2 tuổi không nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt vì những thực phẩm này giàu chất xơ sẽ khiến trẻ bị no, không ăn nhiều món khác, dẫn đến thiếu canxi và sắt. 

Carbohydrate có ở đâu: gạo, bột mì, các loại hạt. Tuy nhiên, nên tránh cho trẻ nhỏ ăn các loại hạt thô vì dễ bị nghẹt thở. 

Trái cây và rau củ

Lượng trái cây và rau củ phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ vận động của trẻ, nhưng nên khuyến khích trẻ ăn hàng ngày. Trung bình, bạn nên cho trẻ ăn lượng trái cây và rau củ bằng lòng bàn tay của trẻ.

Sữa và thực phẩm từ sữa

Thực phẩm từ sữa bao gồm sữa, sữa chua và phô mai rất giàu canxi, iod, vitamin A, D và B12. 

Đối với trẻ từ 1-2 tuổi, hãy chọn sữa nguyên kem vì nó cần cho sự tăng trưởng và hấp thụ các vitamin thiết yếu. Sữa tách kem có thể không cung cấp calo hoặc vitamin tan trong chất béo mà chúng cần. 

Trẻ hơn 2 tuổi có thể chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa tách kem, với điều kiện là trẻ đang ăn nhiều loại thực phẩm và tăng cân bình thường. 

Sữa chua có bổ sung thêm hương vị thường có chứa đường, chất tạo màu và chất làm ngọt, vì vậy hãy tránh xa những loại có hương vị. Thay vào đó, hãy chọn sữa chua tự nhiên và thêm hương vị bằng cách trộn trái cây tươi hoặc trái cây sấy khô.

thực đơn

Còn chất béo và đường thì sao?

Trẻ cần một số chất béo để tăng trưởng và phát triển, nhưng không nên bổ sung quá nhiều. Chất béo cũng cần thiết để giúp hấp thụ một số vitamin như vitamin A, D, E và K. 

Axit béo omega-3 rất cần thiết trong chế độ ăn của trẻ để tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển trí não. Axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi), các loại hạt.

Nước ngọt, bánh kẹo có đường và món tráng miệng có nhiều đường và thường chứa chất béo xấu. Chỉ nên cho trẻ ăn những thực phẩm này vào những dịp đặc biệt. Ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt có nhiều đường, chất béo và muối làm tăng nguy cơ béo phì.

Đừng quên men vi sinh 

Trẻ em dễ bị rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, thường bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh. Bởi vậy, dù thực đơn cho trẻ mẫu giáo có hoàn hảo như thế nào đi nữa, cũng có lúc trẻ bị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, khó tiêu… Bố mẹ nên cho trẻ dùng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn, giúp thiết lập hệ vi sinh đường ruột, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, giảm số lần đi tiêu chảy do thuốc kháng sinh. 

Trong các loại men vi sinh, mẹ nên chọn sản phẩm bổ sung bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii – đây là loại bào tử lợi khuẩn mà Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng. 

Men vi sinh BIO VIGOR®

- Bổ sung lợi khuẩn, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột

- Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, phân sống,...
 Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc gọi điện tư vấn 1800.6689 (giờ hành chính).

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Bột Bio Vigor: 01346/2019/ATTP-XNQC
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Viên nang cứng Bio Vigor: 01681/2019/ATTP-XNQC

 

Vân Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN