Thứ năm, 19/09/2024 | 22:59
RSS

Khó ngủ phải làm sao? Cần làm gì để dễ ngủ?

Thứ ba, 21/05/2024, 16:48 (GMT+7)

Khó ngủ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Cùng tìm hiểu những giải pháp khắc phục cho vấn đề khó ngủ phải làm sao và cần làm gì để dễ ngủ.

Khó ngủ phải làm sao là thắc mắc của nhiều người gặp vấn đề với giấc ngủ

MỤC LỤC:
Khó ngủ là như thế nào?
Nguyên nhân gây khó ngủ
Khó ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Khó ngủ phải làm sao? Cần làm gì để dễ ngủ?
Cải thiện tình trạng khó ngủ bằng bài thuốc Hoạt huyết Đông y

Khó ngủ là như thế nào?

Khó ngủ, còn được gọi là chứng mất ngủ, là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, mất khả năng ngủ hoặc duy trì giấc ngủ đầy đủ để cơ thể và tâm trí có thể phục hồi.

Người mắc chứng khó ngủ có thể gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ ban đêm, thức dậy nhiều lần trong đêm, hoặc thậm chí không thể ngủ một cách liên tục trong suốt đêm. Điều này gây ra cảm giác mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Khó ngủ vào ban đêm gây mệt mỏi, lờ đờ vào ban ngày

Nguyên nhân gây khó ngủ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng khó ngủ, bao gồm:

Stress và lo âu

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây khó ngủ. Khi bạn đang gặp căng thẳng, lo lắng về công việc, gia đình hay mối quan hệ, não bộ sẽ hoạt động hết công suất khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Sử dụng caffeine, nicotine, rượu bia; thói quen đi ngủ muộn và dậy muộn; ăn quá no trước khi đi ngủ đều làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ

Một số rối loạn giấc ngủ xảy ra do thiếu máu lưu thông lên não khiến não bộ hoạt động kém hiệu quả, có biểu hiện là khó vào giấc ngủ.

Sử dụng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ

Ánh sáng xanh từ các màn hình điện thoại, máy tính ảnh hưởng đến việc tiết ra melatonin - hormone giúp ngủ ngon.

Tập thể dục quá gần giờ đi ngủ

Tập luyện mạnh sẽ kích thích cơ thể và não bộ hoạt động nhiều hơn, khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ ngay sau đó.

Các vấn đề về sức khỏe

Nhiều bệnh lý về thần kinh, hô hấp, tim mạch, tâm lý... cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ.

Màn hình điện thoại phát ra ánh sáng xanh gây khó ngủ

Khó ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Khó ngủ hoặc mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, bao gồm:

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất:

  • Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường
  • Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa, béo phì

Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần:

  • Gây trầm cảm, lo âu, căng thẳng
  • Khó tập trung, giảm trí nhớ và khả năng lý luận
  • Suy giảm khả năng kiểm soát cảm xúc, dễ nổi nóng

Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày:

  • Tăng nguy cơ tai nạn giao thông lao động do buồn ngủ
  • Giảm năng suất làm việc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc
  • Ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng hoạt động xã hội

Khó ngủ phải làm sao? Cần làm gì để dễ ngủ?

Chứng khó ngủ nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như suy giảm trí nhớ, suy giảm năng suất làm việc, tăng nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp phù hợp để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia y tế:

Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ

Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào khoảng thời gian cố định hàng ngày để chu kỳ thức – ngủ nhịp nhàng hơn. Tránh ngủ quá muộn và dậy quá muộn.

Khó ngủ thì phải làm sao để cải thiện

Tạo môi trường thư giãn

Giữ phòng ngủ thoáng mát, tối và yên tĩnh. Sử dụng gối và đệm êm ái để dễ ngủ hơn. 

Thực hiện kỹ thuật thư giãn

Tập thở sâu, thiền, nghe nhạc nhẹ nhàng... có thể giúp bạn thư giãn tâm trí và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Hạn chế dùng điện thoại, máy tính trước giờ đi ngủ

Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tránh ăn quá no và uống chất kích thích sau 20h

Các món ăn gây khó tiêu và đồ uống có chứa caffeine, rượu bia sẽ khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ sau đó.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Hoạt động thể chất vừa phải sẽ giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, giảm căng thẳng để bạn ngủ ngon hơn.

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế

Nếu áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không thấy khá hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp, tránh để tình trạng kéo dài.

Cải thiện tình trạng khó ngủ bằng bài thuốc Hoạt huyết Đông y

Thiếu máu lưu thông lên não khiến não bộ hoạt động kém hiệu quả, có biểu hiện là khó vào giấc ngủ.

Đông y từ lâu đã được dùng trong điều trị thiếu máu não. Tăng cường máu lưu thông lên não sẽ đem theo oxy và các dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào não, giảm và ngăn ngừa các triệu chứng ví dụ như khó ngủ do thiếu máu lên não gây ra.

Hiện nay, bài thuốc hoạt huyết hiệu quả đã được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản.

Thuốc Hoạt Huyết Đông y (ví dụ: Hoạt Huyết Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.

Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu

Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

 

DS Nguyễn Lụa
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại