Thứ bảy, 20/04/2024 | 20:54
RSS

Khản tiếng sau khi ngủ dậy kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?

Thứ năm, 25/03/2021, 15:52 (GMT+7)

Khản tiếng sau khi ngủ dậy gặp ở rất nhiều người. Đa phần mọi người chủ quan cho rằng do cổ họng khô khi ngủ mà không biết rằng có thể tiềm tàng nhiều nguy cơ bệnh lý.

Khản tiếng sau khi ngủ dậy

Khản tiếng sau khi ngủ dậy là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng

Khản tiếng hay khàn tiếng là tình trạng thay đổi giọng nói thường hay gặp trong các trường hợp liên quan đến khô hoặc ngứa rát họng. Đây cũng là triệu chứng thường bắt nguồn từ các vấn đề liên quan đến dây thanh âm.

Tình trạng khản tiếng sau khi ngủ dậy tái phát thường xuyên có thể là dấu hiệu bệnh lý.

Các nguyên nhân gây khản tiếng mất giọng thường gặp

1. Do mất nước trong quá trình ngủ

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên tình trạng khản tiếng sau khi ngủ dậy. Giấc ngủ ban đêm thường kéo dài 8 – 10 tiếng là khoảng thời gian khá dài trong khi cơ thể vẫn thực hiện các chức năng của mình. Nhiều người không uống đủ nước vào ban ngày và trước khi ngủ, dẫn tới tình trạng đi ngủ khi cổ họng vốn đã khô, nên sáng dậy bị khô họng, khản tiếng.

Tình trạng này có thể gia tăng khi nằm ngủ trong phòng điều hòa với độ ẩm thấp. Khi sử dụng điều hòa, không khí trong phòng thường lạnh và khô sẽ làm tăng nguy cơ mất nước ở cổ họng.

Để giảm khản tiếng vào buổi sáng thì trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn có thể uống một cốc nước ấm. Nếu tình trạng khản tiếng không hết thì hãy lưu ý đến những bệnh lý khác được liệt kê dưới đây.

khản tiếng sau khi ngủ

Uống 1 cốc nước ấm trước khi ngủ là biện pháp giảm khản tiếng hiệu quả

2. Khản tiếng sau ngủ dậy do ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ gặp ở cả trẻ nhỏ, thanh niên, người trung và lớn tuổi. Các trường hợp dễ mắc hơn cả là nhóm người thừa cân, béo phì, mắc các bệnh lý chuyển hóa, tim mạch (có biểu kháng tăng huyết áp, khó kiểm soát huyết áp) hoặc bệnh nhân tiểu đường khó kiểm soát đường huyết.

Biểu hiện của ngưng thở khi ngủ là ngáy ngủ. Người bệnh đang ngáy rất đều, tự nhiên không thấy có tiếng động phát ra trong khoảng giây sau đó bắt đầu thấy người bệnh cựa mình, sặc lên rồi ngáy tiếp, đó là dấu hiệu biểu hiện cơn ngừng thở. Do người bệnh cảm thấy ngộp thở, ngột ngạt khó thở khi ngủ nên cơ thể phản ứng bằng cách sặc lên. Đến sáng thức dậy cổ họng thường đau rát, khô cổ, khản tiếng.

Theo các chuyên gia, ngừng thở khi ngủ khiến không khí không vào đến phổi để trao đổi oxy, gây ra thiếu oxy toàn thân ảnh hưởng đến mạch máu ở tim, phổi, thận, tuyến tụy, não... từ đó gây nên một loạt các rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến các mạch máu não, mạch máu ở tim và khắp cơ thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp, có nguy cơ mạch vành, mạch máu não, có thể bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ do tắc mạch não, xuất huyết não.

Chính vì vậy, ngừng thở khi ngủ về lâu dài có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ gây đột tử.

khản tiếng sau khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời

3. Khản tiếng sau ngủ dậy do trào ngược dạ dày

Nếu bạn thường xuyên bị khản tiếng sau khi ngủ dậy thì hãy nghĩ đến nguyên nhân là do trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên đến dây thanh âm. Đây là một nguyên nhân khá phổ biến khiến bạn bị khản tiếng. Đáng tiếc là nhiều người không biết về sự hiện diện của tình trạng trào ngược này vì đôi khi trào ngược không kèm ợ nóng nên khó nhận biết.

Khàn tiếng do trào ngược dạ dày thực quản thường có xu hướng tồi tệ hơn vào buổi sáng. Những người khản tiếng do trào ngược dạ dày có thể có thêm các triệu chứng như nôn khan hoặc buồn nôn sau khi đánh răng, miệng khô, miệng chua kèm theo triệu chứng nóng rát ngực sau khi thức dậy.

Nếu bị khản tiếng sau khi ngủ dậy do trào ngược dạ dày, thì điều trị bệnh dạ dày, tình trạng khản tiếng sẽ hết.

khản tiếng sau khi ngủ

Trào ngược dạ dày gây nên khản tiếng sau khi ngủ dậy

4. ung thư gây khản tiếng sau khi ngủ dậy

Những người bị ung thư, chẳng hạn như ung thư thanh quản, cổ họng, phổi, tuyến giáp và u lympho thường có triệu chứng chung là khản giọng. Đôi khi khản tiếng là triệu chứng cảnh báo đầu tiên của những căn bệnh này. Ung thư di căn từ vú, phổi hoặc các vùng khác của cơ thể lan đến vùng giữa phổi có thể chèn lên dây thần kinh thanh quản, gây khản tiếng.

Nếu bạn nhận thấy tình trạng khản tiếng của mình kéo dài trên 10 ngày và đã sử dụng các biện pháp điều trị mà không tiến triển thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.

khản tiếng sau khi ngủ

Chủ động đi khám chuyên khoa nếu tình trạng khản tiếng kéo dài

5. Khản tiếng sau khi ngủ dậy do viêm mũi xoang

Khi ngủ, dịch nhầy sẽ chảy từ mũi xoang xuống họng. Vi khuẩn trong dịch nhầy sẽ tấn công vào niêm mạc họng dẫn đến viêm nhiễm và gây ra khản tiếng ngứa họng.

Khi bị viêm mũi xoang dẫn đến khản tiếng, cần phải điều trị dứt điểm bệnh lý viêm mũi xoang trước khi bệnh lý trở nên nặng nề hơn.

khản tiếng sau khi ngủ

Viêm mũi xoang gây khản tiếng rất thường gặp

Các biện pháp làm giảm khản tiếng mất tiếng

Trong quá trình điều trị khản tiếng, bạn cần kiêng nói nhiều và hét to trong vòng 2 – 3 ngày, kể cả việc nói nhỏ và thì thầm (vì thì thầm cũng có thể làm căng các dây thanh âm, khiến cổ họng bị sưng đau nhiều hơn).

Ngoài ra cũng nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc,… trong thời gian điều trị bệnh.

Có nhiều biện pháp đơn giản giúp giảm khản tiếng tại nhà bạn có thể áp dụng như sau:

1. Súc miệng bằng nước muối, chanh

Hòa 2 thìa nước cốt chanh với 1/2 thìa muối vào 1 cốc nước ấm, khuấy đều rồi dùng hỗn hợp này để súc miệng khoảng 10 giây rồi nhổ đi. Bạn nên súc miệng khoảng 2-3 lần trong ngày sẽ có tác dụng giảm khản tiếng mất giọng rất hiệu quả.

2. Quất hấp đường phèn

Dùng khoảng 2-3 quả quất xanh cắt làm đôi, bỏ hạt và cho thêm một ít đường phèn và chưng cách thủy khoảng 20 phút. Bạn uống hết nước và ăn luôn miếng quất để bệnh nhanh khỏi.

3. Mật ong và chanh tươi

Rửa sạch quả chanh đào, sau đó cắt thành những lát mỏng và cho vào lọ thủy tinh để ngâm cùng với mật ong. Sau khoảng 1 tuần là bạn có thể sử dụng. Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên sử dụng liên tục khoảng 2-3 lần/ngày. Mỗi lần dùng chỉ cần ngậm 1 lát chanh mỏng là được.

khản tiếng sau khi ngủ

Mật ong, chanh, gừng là những nguyên liệu dễ kiếm và tốt cho cơ thể

4. Chanh, gừng và muối

Bạn hãy pha một cốc trà gừng sau đó cho thêm 2 thìa nước cốt chanh, 1 ít muối vào và khuấy đều. Đây là cách kết hợp khá đơn giản và hiệu quả, có tác dụng làm giảm cảm giác đau rát họng, ngứa họng, đẩy lùi các triệu chứng khàn tiếng, mất tiếng.

5. Tỏi sống

Mỗi ngày nên nhai sống và ngậm trong cổ họng khoảng 1-2 tép tỏi, hoặc bạn có thể bổ sung thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày bởi trong tỏi có chứa nhiều chất allicin giúp long đờm, kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả.

6. Sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược

Một giải pháp hiện đại khác cho những ai bị khản tiếng sau khi ngủ dậy đó là dùng các dung dịch xịt họng thảo dược. Đây là giải pháp hữu hiệu cho các trường hợp bị viêm họng cấp và mạn tính, viêm amidan, ho khan, ho có đờm, khản tiếng… Dạng sản phẩm này rất tiện mang theo người và sử dụng.

Chọn sản phẩm xịt họng thảo dược nào phù hợp với người thường xuyên bị khản tiếng sau khi ngủ dậy?

Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm xịt họng gắn mác thảo dược, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng mang lại hiệu quả cao. Cần tìm đến những sản phẩm xịt họng từ thảo dược tiêu biểu như dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất giúp hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản. Do có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên lành tính, có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 1 tuổi. Nếu xịt đúng cách thì sẽ có tác dụng tại chỗ, giúp cắt cơn ho trong 10 phút.

- Công dụng: Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng: ngứa họng, ho, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, khàn tiếng.

- An toàn, hầu như không có tác dụng phụ, trẻ em từ 1 tuổi trở lên có thể sử dụng được.

- Liều dùng/ Cách dùng: Cứ khi nào thấy ngứa họng, sắp ho thì xịt 2-4 nhịp. Ngày đầu tiên có thể xịt tới 15-20 nhịp nếu cần, sau đó do tác dụng của sản phẩm ho và ngứa họng sẽ giãn cách dần, các ngày sau chỉ cần xịt 3-10 lần.

- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt nên nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) để trôi dịch nhày ở họng, nuốt vài ngụm nước ấm rửa họng.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

khản tiếng sau khi ngủNếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ:

Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

Hotline tư vấn miễn phí: 1800.6689

Xem thêm về sản phẩm tại đây

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Thời đại