Thứ năm, 28/03/2024 | 20:44
RSS

Dấu hiệu nhận biết ho do viêm thanh quản và ho gà gây chết người ở trẻ

Thứ tư, 08/03/2017, 10:17 (GMT+7)

Ho gà ở trẻ nhỏ đang diễn biến phức tạp. Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ tuyệt đối không tự điều trị ho gà tại nhà cho trẻ để đến lúc trẻ ho nặng, bị tím tái mới đưa vào viện thì đã trong tình trạng nguy kịch vì suy hô hấp.

Bệnh ho gà ở trẻ nhỏ đang diễn biến phức tạp

Từ đầu năm đến nay, bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) tiếp nhận 50 trẻ mắc ho gà tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, một số bé rất nặng phải thở máy, có cháu tử vong.

Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho một trẻ bị ho gà trong tình trạng rất nặng phải lọc máu và sử dụng kỹ thuật ecmo - trao đổi ôxy qua màng ngoài cơ thể. Kỹ thuật này được xem là cách tốt nhất điều trị bệnh ho gà nặng hiện nay. Sau 6 ngày được hỗ trợ ecmo, hiện tình trạng bệnh của trẻ cải thiện rõ rệt, tự thở, tình trạng nhiễm khuẩn giảm dần. Trước đó, trẻ nhập viện với các biểu hiện khó thở, rút lõm lồng ngực, ho thành cơn sặc sụa, tím tái trong cơn ho...

Trao đổi trên Vnxpress, Phó giáo sư Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian gần đây số bệnh nhân bị ho gà vào viện gia tăng. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận hơn 50 trẻ ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có 12 ca. Một số trẻ rất nặng phải thở máy, ghi nhận cả ca tử vong. Hầu hết trẻ đều chưa tiêm văcxin hoặc tiêm chưa đủ liều. Trong đó có nhiều trẻ dưới 2 tháng tuổi- trước thời điểm tiêm mũi 1.

Trẻ nhập viện do ho gà tăng nhanh

Trước tình trạng diễn biến phức tạp này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký công văn khẩn yêu cầu các sở y tế tăng cường phòng, chống bệnh ho gà đồng thời tăng cường giám sát và rà soát việc tiêm vắc xin phòng ho gà.

Bộ Y tế cũng yêu cầu thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly kịp thời, không để dịch bùng phát; triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục các trường học, nhà trẻ đề phòng nguy cơ lây bệnh.

Trên Tri thức trực tuyến, TS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) - cũng cho biết đa số trẻ nhập viện là do chưa được tiêm phòng hoặc tiêm nhưng chưa đủ mũi. Trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu nên quá trình điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn.

TS Lâm cũng cảnh báo nhiều trẻ không có những triệu chứng rõ rệt, phụ huynh thường nhầm lẫn giữa bệnh ho gà và một số căn bệnh khác. Bởi vậy, khi phát hiện trẻ đã có những biến chứng rất nặng nề.

Lứa tuổi bị bệnh ho gà

Bệnh ho gà là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra và rất dễ lây bệnh. Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 30-50 triệu người mắc bệnh ho gà, trong đó có khoảng 300.000 người bị tử vong, đa số là trẻ em dưới 1 tuổi và ở các nước chậm phát triển.

Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản. Ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin – đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh. Những ngày thời tiết Đông-Xuân, không lạnh cũng không nóng, chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Vì thế khi trẻ mắc ho gà sẽ khiến trẻ ho sặc sụa theo cơn, kéo dài. Có những trẻ mắc căn bệnh này ho đến cả vài tháng trời. Khi ho trẻ thường bị chảy nước mắt nước mũi, thậm chí xuất huyết mắt và cơn ho dữ dội, kéo dài.

Mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh ho gà nhưng trẻ em từ 1-6 tuổi dễ mắc hơn. Trẻ càng nhỏ tuổi, bệnh càng nặng. Trước đây bệnh lưu hành nhiều ở nước ta nhưng đã giảm nhiều khi có vắc-xin phòng bệnh của Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Triệu chứng bệnh ho gà

Theo BS. Hanh ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở giai đoạn trước kia khi trẻ chưa được tiêm phòng.

Với bệnh ho gà, biểu hiện lâm sàng khá điển hình với những cơn ho dữ dội kéo dài. Bệnh ho gà diễn biến qua 3 giai đoạn.

Ở giai đoạn đầu xuất tiết bệnh nhi ho kéo dài từ 1-2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ (phần nhiều là ho về đêm). Ở giai đoạn này, để chẩn đoán phân biệt ho gà rất khó do triệu trứng của ho gà giống với những biểu hiện cảm cúm, viêm đường hô hấp thông thường.

Ở giai đoạn toàn phát (từ 1-2 tuần kế tiếp), bệnh nhi bắt đầu ho nhiều hơn, ho từng cơn kéo dài, sặc sụa. Những cơn ho khiến trẻ cảm giác không thở được, người tím tái. Cũng chính những con ho dài dữ dội khiến trẻ mệt, kiệt sức, biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Giai đoạn 3 của ho gà là giai đoạn hồi phục, các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn ho giảm.

TS Hanh đặc biệt lưu ý với trẻ em khi xuất hiện những biểu hiện ho kéo dài mà chưa được tiêm phòng vắc-xin ho gà cần nghĩ đến nguy cơ này để đưa trẻ đi khám điều trị sớm.

Tuyệt đối không tự điều trị, đến lúc trẻ ho nặng, bị tím tái mới đưa vào viện thì đã trong tình trạng nguy kịch vì suy hô hấp.

Hiện nay, tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất. Trẻ em cần được tiêm đầy đủ 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 phòng bệnh ho gà theo đúng độ tuổi.

Ngoài ra, để phòng các bệnh hô hấp cho trẻ, nên tránh cho trẻ tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh. Khi chăm sóc, tiếp xúc gần với trẻ người lớn cần thường xuyên rửa tay xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để phòng nguy cơ lây truyền bệnh hô hấp cho trẻ.

Một điều đặc biệt lưu ý là cha mẹ tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa ho gà và ho do viêm tắc thanh quản ở trẻ.

Đây là dấu hiệu nhận biết nhất định cha mẹ phải biết:

Trẻ bị ho gà, ho do viêm tắc thanh quản nói riêng và trẻ bị các bệnh viêm đường hô hấp trên nói chung phần lớn là do hệ miễn dịch suy yếu. Chính vì vậy, chăm sóc hệ hô hấp cho bé là việc làm vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên chủ động tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ

An Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus