Thứ tư, 24/04/2024 | 09:10
RSS

Hướng dẫn phân biệt và xử lý vết côn trùng cắn

Thứ hai, 21/11/2022, 09:31 (GMT+7)

Bị côn trùng cắn có thể dẫn đến sưng, ngứa, thậm chí viêm loét hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác. Phân biệt và xử lý sớm vết côn trùng cắn là vô cùng quan trọng.

xử lý vết côn trùng cắn

Phân biệt và xử lý sớm vết côn trùng cắn là việc quan trọng

Bị côn trùng cắn có nguy hiểm không?

Vết cắn của côn trùng gây ra các vết sưng đỏ, phồng rộp, gây đau và ngứa trên da. Phản ứng của cơ thể đối với các vết cắn phụ thuộc vào loại côn trùng cắn và độ nhạy cảm của mỗi người.

Hầu hết vết côn trùng cắn có thể tự biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, một số người bị dị ứng với vết cắn của côn trùng dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Ngoài ra, một số côn trùng mang mầm bệnh có thể truyền sang người khác qua vết đốt.

Để có cách xử trí thích hợp, cần biết cách phân biệt các vết côn trùng cắn khác nhau.

Phân biệt các vết côn trùng cắn

Vết muỗi đốt

Khi con muỗi tiếp cận với da, nó sẽ dùng vòi chọc qua da và bắt đầu hút máu. Tuyến nước bọt của muỗi tiết ra chất kháng đông để hút máu dễ dàng hơn. Chính chất này kích hoạt phản ứng miễn dịch của con người, sản sinh ra histamin dẫn đến vết cắn sưng, ngứa, viêm.

Hầu hết những vết muỗi đốt có hình tròn nhỏ, nổi trên bề mặt da và có màu hồng hay đỏ.

Vết ong đốt

Ong nói chung không tấn công và không tìm người để đốt, tuy nhiên mọi người rất hay tình cờ giẫm chân trần vào chúng hoặc để chúng bay vào người và đốt.

Nếu bị ong đốt và ngòi vẫn còn trên da, hãy dùng ngón tay cái hoặc vật dụng nhỏ nào đó để gẩy ngòi ra. Cố gắng không bóp ngòi vì điều này có thể làm tăng lượng chất gây dị ứng đi vào cơ thể, làm tăng phản ứng dị ứng. Thông thường, nọc của ong sẽ mất khoảng 2-3 phút để giải phóng. Do đó loại bỏ túi nọc ngay lập tức có thể ngăn ngừa nọc làm tăng phản ứng.

Hầu hết mọi người chỉ có phản ứng cục bộ với vết ong đốt, vùng da quanh vết đốt sẽ bị viêm, đỏ và đau.

xử lý vết côn trùng cắn

Ong đốt thường gây sưng, nóng đỏ và đau nhức vùng da tổn thương

Vết bọ ve đốt

Bọ ve là sinh vật nhỏ sống nhiều ở cây cối, bụi cỏ, đặc biệt nơi có động vật. Bọ ve hút máu và cắn vào da để ăn máu. Chúng có thể mang bệnh Lyme gây viêm màng não rất nguy hiểm.

Bọ ve ban đầu rất nhỏ nhưng sau khi ăn no chúng phình to lên cỡ hạt đậu nên rất dễ phát hiện. Khi bị bọ ve đốt, tốt nhất là nên dùng nhíp hoặc dụng cụ gắp để loại bỏ chúng khỏi cơ thể.

Vết bọ chét cắn

Bọ chét sống trên các loại động vật như chó và mèo. Vết đốt của bọ chét là những nốt sưng nhỏ màu đỏ, có quầng màu đỏ xung quanh. Các vết đốt thường chụm lại thành nhóm 3 hoặc 4 vết hoặc theo một đường thẳng rất đặc trưng. Vết đốt bọ chét cực kỳ ngứa, vùng da xung quanh vết đốt thường nhức hoặc đau, nhiều trường hợp có thể phát ban hoặc nổi mề đay gần chỗ bị đốt.

Vết kiến ba khoang cắn

Tổn thương do kiến ba khoang cắn thường đột ngột xuất hiện trên các vùng da như cổ, mặt, tay, chân… Khi bị thương, người bệnh thường có cảm giác nóng rát, hơi sưng tấy, kèm theo nhiều hạt nhỏ thành vân dài.

xử lý vết côn trùng cắn

Kiến ba khoang cắn gây sưng tấy và tạo nhiều hạt nhỏ thành vân dài

Bị côn trùng cắn có cần đến bệnh viện không?

Bạn nên đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Bị côn trùng đốt, chích ở miệng, cổ họng hoặc gần mắt
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng vết thương như có mủ hoặc đau ngày càng tăng, vết thương sưng đỏ
  • Sốt, sưng hạch hoặc có triệu chứng giống cúm sau khi bị côn trùng đốt

Đặc biệt lưu ý đến bệnh viện ngay lập tức nếu cảm thấy khò khè, khó thở, nhịp tim nhanh, nôn mửa, sưng mặt và cổ họng hoặc ngất lịm. Đây là dấu hiệu của sốc phản vệ, cần được điều trị nhanh chóng và kịp thời.

Hướng dẫn xử lý đúng cách vết côn trùng cắn

Trong trường hợp nhẹ và không có phản ứng dị ứng, cơn ngứa do vết côn trùng cắn sẽ tự hết sau vài ngày. Bạn có thể áp dụng các cách sau để giảm nhanh cảm giác khó chịu.

1. Rửa bằng nước

Rửa vết đốt nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước để giảm nọc độc và giảm ngứa.

2. Sát trùng

Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc Betadine để sát trùng tại chỗ bị côn trùng cắn.

3. Chườm lạnh

Lưu ý không nên gãi vết côn trùng đốt, ngay cả khi bạn cảm thấy ngứa và khó chịu. Nếu bạn gãi vết cắn, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Nếu rất ngứa, hãy dùng túi chườm lạnh hoặc túi nước đá chườm lên vết sưng tấy trong khoảng 10-15 phút. Hơi lạnh và cảm giác tê tạm thời sẽ giúp giảm cơn ngứa và giảm sưng.

xử lý vết côn trùng cắn
Chườm lạnh vết côn trùng cắn giúp giảm sưng, giảm ngứa

4. Nâng cao để giảm sưng

Nếu vết đốt ở chân hay tay, thì có thể nâng cao chân (hoặc tay) lên để vùng bị đốt giảm sưng.

5. Dùng kem bôi thảo dược

Có một số loại thảo dược như lá trầu không, lá đào, bạch chỉ, lá lấu, hoàng bá, xoan trà, trà xanh, lô hội có tác dụng giúp sát trùng, thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm ngứa, giảm đau, sưng tấy do côn trùng đốt, làm dịu da, hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da.

Từ các thảo dược này, các chuyên gia đã nghiên cứu ứng dụng và sản xuất tại Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất, tạo thành kem thảo dược giúp giảm ngứa, giảm sưng tấy do côn trùng đốt. Tiêu biểu như sản phẩm Kem Nhất Nhất. 

Có thể bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.

KEM NHẤT NHẤT

xử lý vết côn trùng cắnGiúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành

Công dụng: 

Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.

Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.

Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.

Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.

Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.

Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại