Cảm lạnh là chứng bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi
MỤC LỤC:
Cảm lạnh là gì?
Triệu chứng phổ biến khi bị cảm lạnh
Hướng dẫn chăm sóc người hay bị cảm lạnh
Điều trị cảm lạnh theo Đông y và Tây y
Theo quan điểm Tây y, bệnh cảm lạnh là virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus.
Virus lây lan qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh cũng có thể nhiễm bệnh.
Theo quan điểm của Đông y, cảm lạnh thường được giải thích bằng sự mất cân bằng của năng lượng trong cơ thể, đặc biệt là năng lượng của hệ thống khí huyết, bị phong hàn bên ngoài xâm nhập và gây bệnh.
Sổ mũi
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi bị cảm lạnh. Sổ mũi xuất hiện khi màng nhầy trong mũi bị kích thích và sản xuất chất nhầy để ngăn chặn virus và bụi bẩn. Triệu chứng này bao gồm cảm giác ngứa, chảy dịch trong từ mũi, sau đó là tình trạng nghẹt mũi do lượng dịch tiết ra quá mức từ niêm mạc mũi.
Hắt hơi
Kèm với sổ mũi, hắt hơi là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Khi bị cảm lạnh, bạn có thể bị hắt hơi liên tục, kèm theo hiện tượng mũi đỏ.
Đau họng
Đau rát họng là kết quả của viêm nhiễm tại niêm mạc họng. Triệu chứng thường xảy ra sau các triệu chứng khác một vài ngày. Viêm nhiễm tại họng có thể do chính virus xâm nhập qua đường thở xuống họng. Các triệu chứng bao gồm nuốt đau, có cảm giác họng sưng, khó chịu khi nuốt. Kiểm tra niêm mạc họng có hiện tượng sưng đỏ.
Đau họng cũng là một triệu chứng của cảm lạnh
Ho
Ho cũng là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ những tác nhân gây bệnh và các dị vật đường thở. Ho trong cảm lạnh thường là ho khan, có đờm nhẹ. Tuy nhiên, khi chăm sóc không tốt dẫn tới bội nhiễm thì ho khan có thê chuyển biến thành ho có đờm đặc.
Đau đầu, đau mỏi cơ
Đây là phản ứng thông thường khi xuất hiện viêm nhiễm. Đau mỏi cơ tập trung nhiều ở vùng cơ vai, cơ lưng.
Sốt
Sốt là một phản ứng của cơ thể để tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại virus. Người lớn bị cảm lạnh thường sốt nhẹ, nhưng trẻ em thường sốt cao, đôi khi không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường. Điều này do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển. Cũng vì điều ngày mà trẻ em dễ bị cảm lạnh hơn người lớn.
Khi bạn hoặc ai đó bị cảm lạnh, việc chăm sóc đúng cách có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng và tăng cường quá trình phục hồi.
1. Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi giúp tập trung năng lượng cho quá trình chống virus và tự phục hồi. Hãy đảm bảo người bị cảm lạnh có đầy đủ thời gian nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động nặng nhọc. Cố gắng thư giãn hạn chế stress.
2. Uống đủ nước: Nước làm sạch cổ họng, dịu họng giảm đau và duy trì sự ẩm cho niêm mạc đường hô hấp. Nước cũng giúp làm mát cơ thể trong trường hợp bị sốt. Khi có triệu chứng cảm lạnh, hãy uống nước ấm, có thể uống thêm vitamin C để tăng để kháng.
3. Dinh dưỡng: Thức ăn giàu dinh dưỡng giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ miễn dịch. Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây tươi, rau xanh, và thực phẩm giàu protein như thịt gà hoặc cá.
Bổ sung dinh dưỡng đẩy đủ giúp người hay bị cảm lạnh mau chóng hồi phục
4. Xông cảm: Hơi nước giúp giảm ngứa mũi, làm ẩm đường hô hấp và giảm cảm giác khó chịu. Hơi nước chứa tinh dầu của các dược liệu còn giúp làm ấm, sát khuẩn và giúp bệnh cảm mau hồi phục.
5. Vệ sinh cá nhân: Luôn giữ cơ thể sạch, rửa tay sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các nguồn ủ bệnh khác cũng góp phần giúp bệnh cảm lạnh mau chóng hồi phục.
Tuy cảm lạnh không phải chứng bệnh nghiêm trọng, nhưng nếu chăm sóc và điều trị không kịp thời bệnh sẽ dai dẳng, lâu khỏi, thậm chí có thể dẫn tới nhiễm khuẩn nặng và gây viêm phổi.
Bên cạnh các phương pháp chăm sóc, các thuốc Đông y và Tây y cũng được khuyến khích sử dụng để rút ngắn thời gian bệnh, giúp tăng cường sức khỏe
1. Điều trị cảm lạnh bằng thuốc Tây y
Tây y tập trung giải quyết các triệu chứng của cảm lạnh. Một số thuốc Tây y thường dùng khi bị cảm gồm:
Thuốc giảm đau: giúp giảm đau đầu, đau cơ, hạ sốt. Hai hoạt chất thường dùng gồm Paracetamol và Ibuprofen.
Thuốc kháng H1 hay kháng Histamin: giúp làm giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên cần lưu ý, các thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ.
2. Điều trị cảm lạnh theo Đông y
Đông y tập trung phát tán phong hàn, giải quyết nguyên nhân của bệnh. Bài thuốc cũng bổ sung các vị dược liệu làm ấm giúp giảm triệu chứng bệnh, đồng thời giúp bồi bổ cơ thể.
Đông y có bài thuốc trị cảm lạnh hiệu quả từ các dược liệu như cam thảo, hương phụ, phòng phong, sinh khương, tần bì, tía tô, kinh giới, mạn kinh tử, tần giao, xuyên khung…
Bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Cảm Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Cảm Đông y dạng viên nén (ví dụ: Giải Cảm Nhất Nhất) hiện có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người hay bị cảm lạnh có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT Tác dụng - Chỉ định: |