Thứ bảy, 18/01/2025 | 19:27
RSS

5 cách xử lý khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều, nôn trớ cha mẹ cần biết

Thứ hai, 11/12/2023, 16:12 (GMT+7)

Trẻ bị cảm lạnh nôn không chỉ là nỗi lo lắng của bất kỳ bậc cha mẹ nào, mà còn là một thách thức đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ. Khi cảm lạnh kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn mửa xuất hiện, không chỉ trẻ em gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn.

I - Vì sao trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều?

Nôn là hiện tượng khi thức ăn từ dạ dày bị đẩy mạnh và trào lên thông qua đường miệng. Lý do gây ra hiện tượng cảm lạnh nôn trớ ở trẻ là do bé nuốt nước bọt, nước mũi hoặc đờm trong dạ dày. Các loại dịch này khiến bé bị đầy bụng, buồn nôn - cơ thế để vệ cơ thể.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây tình trạng trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều như:

  • Sốt cao: Khi trẻ bị sốt cao do cảm lạnh, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách kích thích các cơ bụng và dạ dày co thắt, gây ra cảm giác buồn nôn và có thể dẫn đến nôn. Nếu sốt kéo dài, trẻ có thể mất nước và trở nên mệt mỏi.
  • Ho nhiều: Cảm lạnh thường đi kèm với triệu chứng ho. Khi trẻ ho nhiều, các cơ bụng và ngực sẽ co thắt mạnh, gây áp lực lên dạ dày và dẫn đến việc thức ăn trào lên miệng.
  • Cổ họng nhiễm trùng: Cổ họng là một điểm trú ẩn lý tưởng cho các loại virus. Khi bị nhiễm trùng, cổ họng sẽ tiết ra đờm, khi trẻ bú hoặc nuốt thức ăn đờm này có thể gây vướng và khiến trẻ nôn.
  • Nước mũi chảy xuống cổ họng: Khi trẻ bị nghẹt mũi, nước mũi có thể chảy xuống cổ họng, gây ngứa họng, kích thích cơn buồn nôn. Đồng thời, chất nhầy được sản sinh trong quá trình cảm lạnh cũng có thể khiến trẻ có cảm giác đầy hơi và dẫn đến nôn.
  • Ép trẻ ăn quá no: Một số cha mẹ có xu hướng ép trẻ ăn nhiều hơn khi trẻ bị cảm lạnh, hy vọng sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, áp lực này có thể làm trẻ sợ hãi và khiến trẻ nôn.
  • Quấy khóc: Trẻ khi bị cảm lạnh thường khó chịu và mệt mỏi, dẫn đến tình trạng quấy khóc. Quấy khóc mạnh có thể gây sự co thắt cơ bụng và dạ dày, làm tăng nguy cơ nôn trớ, đặc biệt sau khi trẻ ăn no.

dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều

II - Trẻ con bị cảm lạnh nôn nhiều có nguy hiểm không?

Trạng thái trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều dễ bị mất sức, chán ăn kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau họng khó chịu. Theo thời gian, trẻ bị nôn nhiều trong thời điểm bị cảm lạnh sẽ dẫn đến sức khỏe suy giảm, gầy sút cân, da xanh xao...

Nguy hiểm hơn, nôn nhiều cũng có thể khiến trẻ dễ bị hao hụt nước và rối loạn điện giải với các dấu hiệu cụ thể gồm hoa mắt chóng mặt, khô môi, ngủ gà… Trong trường hợp này, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu trẻ bị mất nước kéo dài có thể gây ra các vấn đề như rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp, tình trạng mê sảng và thậm chí là mất dần ý thức.

III - Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều nên làm gì?

Trẻ bị cảm lạnh và nôn nhiều nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế để cải thiện tình trạng cảm lạnh nôn nhiều ở trẻ con, bố mẹ hãy áp dụng các mẹo nhỏ dưới đây:

1. Bù chất điện giải cho trẻ bằng Oresol

Để giải quyết vấn đề nôn nhiều và mất nước khi trẻ bị cảm lạnh, một phương pháp hiệu quả là sử dụng Oresol. Oresol là một loại dung dịch chứa các chất điện giải như natri, kali và clorua, giúp phục hồi cân bằng điện giải và bù nước cho cơ thể.

Khi trẻ chỉ bị mất nước nhẹ, cha mẹ có thể pha Oresol theo hướng dẫn và cho trẻ uống từ từ, uống từng ngụm nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ không chịu uống hoặc nôn sau khi uống Oresol, hãy ngừng cho trẻ uống và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm.

Ngoài ra, Oresol nên được dùng cả khi trẻ không bị mất nước. Điều này giúp duy trì cân bằng điện giải cần thiết và giảm nguy cơ mất nước.

trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều phải làm sao

2. Trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài nên nghỉ ngơi nhiều

Để giúp trẻ con bị cảm lạnh nôn được hồi phục nhanh chóng, việc nghỉ ngơi và ngủ là vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên tạo cho trẻ một môi trường nghỉ ngơi thoải mái, dễ chịu để trẻ có giấc ngủ sâu hơn. Hạn chế hoạt động thể lực mạnh cho trẻ trong thời gian này để tránh làm tăng cảm giác mệt mỏi.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dành thời gian để lắng nghe và trò chuyện nhiều hơn với trẻ. Việc này giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, háo hức mà quên đi cảm giác buồn nôn. Hãy cho trẻ nghỉ học để có nhiều thời gian chăm sóc và trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ đồng thời hạn chế sự lây lan bệnh.

3. Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp

Việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng vào thời điểm trẻ bị cảm lạnh nôn. Vì thế cha mẹ hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng dưới đây:

  • Phân chia nhỏ các bữa ăn: Điều này giúp dạ dày của trẻ dễ tiêu hóa hơn và giảm nguy cơ bụng đầy, buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn.
  • Khi trẻ đang bú mẹ: Mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú như như bình thường vì sữa mẹ tăng đề kháng tốt nhất cho bé. Ngoài ra, hãy để trẻ bú nhiều lần trong ngày và mỗi lần bú trong khoảng 5 - 10 phút rồi nghỉ 30 phút trước khi cho trẻ bú tiếp.
  • Không ép trẻ ăn nhiều: Khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều bố mẹ không nên ép con ăn để bổ sung dinh dưỡng. Tthay vào đó, hãy cho trẻ uống đủ nước và Oresol để bù nước và chất điện giải.
  • Lựa chọn món ăn thanh đạm, dễ tiêu: Cho trẻ ăn có món mềm, dễ nuốt như cháo, súp, thịt nạc băm…
  • Tránh thực phẩm có chất béo: Trẻ ăn nhiều đồ ăn giàu chất béo khiến hệ tiêu hóa hoạt động vất vả và tăng nguy cơ trẻ bị nôn nhiều hơn.

ăn uống hạn chế trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài

4. Trẻ bị cảm lạnh nôn trớ cần uống nhiều nước ấm

Cho trẻ uống nước ấm là cách tốt nhất để giảm tình trạng bị mất nước. Ngoài ra, nước ấm có tác dụng xoa dịu niêm mạc họng, loãng chất dịch nhầy trong đường thở. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên cho trẻ uống các loại nước đóng chai sẵn như nước ngọt có ga, đồ uống nhiều đường hoặc có vị chua cay.

5. Giảm dấu hiệu cảm lạnh

Hiện tượng nôn mửa của trẻ chỉ có thể được chấm dứt hoàn toàn khi bệnh cảm lạnh của được khắc phục. Chính vì thế, cha mẹ nên có những giải pháp đẩy lùi bệnh cảm lạnh như:

  • Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều không nên để con nằm ở phòng điều hòa mà chọn nơi nghỉ ngơi sạch sẽ, không khó thoáng đãng.
  • Giữ ấm cơ thể của trẻ đặc biệt vùng dễ bị nhiễm lạnh như đầu, cổ, gan bàn chân.
  • Vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ bằng cách rửa bằng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh họng thường xuyên cho trẻ bằng cách nước miệng nước muối (chỉ nên dùng cho các trẻ lớn).
  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng.
  • Tắm cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm.
  • Về việc dùng thuốc, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng quy định là 10 - 15mg/kg. Sau khoảng 4 tiếng có thể dùng liều tiếp theo nếu cần thiết và kết hợp với việc lau người cho trẻ bằng nước ấm. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc kê đơn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

IV - Khi nào trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều cần khám bác sĩ?

Xử lý trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều tại nhà cần tuân thủ theo hướng dẫn và phác đồ của bác sĩ. Trong trường hợp các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ cần thăm khám kịp thời như:

  • Nôn dữ dội.
  • Nôn liên tục.
  • Nôn ra máu, phân hoặc dịch mật.
  • Sốt trên 38.5 độ và nôn liên tục.
  • Nôn kèm các triệu chứng của mất nước (da và môi bị khô, khát nước, mắt bị trũng xuống).
  • Thở nhanh, co giật, khó đánh thức…

trẻ con bị cảm lạnh nôn nhiều

V - Cách phòng tránh việc trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều

Trẻ con bị cảm lạnh nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nước và sức đề kháng yếu. Trong thời điểm giao mùa hoặc dịch bệnh quay trở lại thì cha mẹ cần áp dụng các biện pháp phòng tránh để trẻ không nhiễm bệnh. Cha mẹ hãy lưu lại mẹo phòng ngừa chứng cảm lạnh nôn nhiều dưới đây:

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay đều đặn đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tiêm phòng và cập nhật lịch tiêm chủng: Đảm bảo trẻ được tiêm đầy đủ các loại vắc - xin cần thiết để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.
  • Giữ cho không gian sống sạch sẽ: Vệ sinh và thông gió định kỳ trong không gian sống của trẻ để loại bỏ vi khuẩn và chất gây dị ứng có thể gây ra cảm lạnh.
  • Theo dõi dự báo thời tiết: Cha mẹ nên cập nhật thông tin về thời tiết đặc biệt là trong những thời điểm chuyển mùa và mùa đông. Khi nhận thấy có sự thay đổi đột ngột về thời tiết, hãy giữ ấm cho trẻ đặc biệt là ở những vùng như tai, cổ và bàn chân.
  • Điều chỉnh môi trường sống: Tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với luồng khí lạnh trong trường hợp trẻ nằm trong phòng điều hòa. Đồng thời, khuyến khích trẻ thường xuyên đứng dậy và vận động các bộ phận như vai, gáy và cổ để tăng cường tuần hoàn máu.
  • Lưu ý thời gian tắm: Tránh cho trẻ tắm sau 9 giờ tối, đặc biệt là vào mùa đông. Cần tắm cho trẻ trong phòng kín gió và lau thật khô người cho trẻ ngay sau khi tắm xong.

Ngoài ra, để có thể bảo vệ được sức khỏe và phòng tránh trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều hiệu quả thì việc tăng sức đề kháng rất quan trọng. Hệ miễn dịch tốt giúp cơ thể trẻ tự chống lại virus và tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Hiện nay, sử dụng siro tăng đề kháng Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 là một trong những phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả lâu dài cho trẻ nhỏ. Sản phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng, khắc phục và phòng ngừa cảm lạnh tái phát nhiều lần trong năm.

Trẻ bị cảm lạnh nôn không chỉ là một thách thức cho sức khỏe của trẻ, mà còn là một cơn ác mộng đối với các bậc cha mẹ. Việc nghỉ ngơi đúng cách, cung cấp dinh dưỡng và nước uống cho đến sử dụng thuốc điều trị khi cần thiết là cách giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đừng quên áp dụng các biện pháp phòng ngừa và tăng cường vệ sinh cá nhân sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

Ds Thúy Quỳnh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại