Thứ hai, 06/05/2024 | 07:07
RSS

Điều trị cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai cần lưu ý gì đặc biệt?

Thứ sáu, 10/11/2023, 10:52 (GMT+7)

Bị cảm lạnh và cảm cúm có thể khiến bà bầu lo lắng, sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy vậy, có rất nhiều cách điều trị cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai an toàn, hiệu quả.

Tìm hiểu các biện pháp điều trị cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị cảm lạnh, cảm cúm?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên yếu hơn để ngăn cơ thể đào thải thai nhi. Tuy nhiên, điều này cũng khiến phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn. 
 
Khi mang thai, mọi điều xảy ra đều có thể ảnh hưởng không chỉ đến cơ thể người mẹ mà còn cả thai nhi. Điều này cũng khiến việc điều trị bệnh trở nên phức tạp hơn. 
 
Phụ nữ mang thai dễ bị cảm lạnh và cảm cúm do hệ miễn dịch suy giảm

Biến chứng của cảm lạnh, cúm ở bà bầu

Phụ nữ mang thai bị cúm cũng dễ gặp biến chứng hơn so với những người khác. Một số biến chứng có thể gặp gồm: viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi… Tiêm vắc xin phòng cúm trước khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng. 
 
Việc điều trị cảm lạnh, cúm và bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác cũng cần cẩn trọng. Bởi các loại thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, nhưng có thể sẽ gây hại cho thai nhi.

Điều trị cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai bằng thuốc nào? 

Theo hầu hết các bác sĩ sản phụ khoa, tốt nhất là nên tránh tất cả các loại thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là thời điểm phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi. 
 
Nếu bạn bị bệnh trong thời gian này, thì nên nói chuyện với bác sĩ để cân nhắc dùng thuốc. 
 
Một số loại thuốc được coi là an toàn sau 3 tháng đầu thai kỳ, gồm: 
 
• Thuốc giảm đau, hạ sốt acetaminophen
• Thuốc giảm ho, viêm ngậm ho
• Thuốc long đờm
• Xịt họng thảo dược
• Siro giải cảm thảo dược
 
Tránh dùng các loại thuốc tổng hợp có nhiều thành phần để giải quyết nhiều triệu chứng. Thay vào đó, hãy chọn các loại thuốc riêng lẻ cho từng triệu chứng. 
 
Bạn cũng nên tránh các loại thuốc sau đây khi đang mang thai trừ khi bác sĩ khuyên dùng, bởi chúng làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng: 
 
• Aspirin 
• Ibuprofen 
• Naproxen 
• Codein
• Bactrim, một loại kháng sinh
 
Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi dùng bất kỳ loại thuốc nào

Điều trị cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai không dùng thuốc

Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, phụ nữ mang thai nên thực hiện ngay những việc như dưới đây: 
 
Nghỉ ngơi nhiều hơn
 
Cơ thể cần năng lượng để “chiến đấu” chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, người bị cảm lạnh, cúm nên nghỉ ngơi nhiều hơn để tái tạo năng lượng. 
 
Uống nhiều nước hơn
 
Uống nhiều nước giúp giảm khô họng và mũi, làm loãng dịch nhầy trong mũi và họng. Ngoài nước lọc, có thể uống nước trái cây, trà thảo mộc ấm… 
 
Súc miệng bằng nước muối ấm 
 
Muối có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi trùng trong miệng. Nhờ đó, súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp làm giảm đau họng, giảm ho do cảm lạnh, cảm cúm. 
 
Bạn có thể hòa tan 1 thìa muối trong 1 cốc nước ấm. Khi súc miệng, cần ngửa cổ ra sau để dung dịch nước muối tiếp xúc với vùng hầu họng nhiều hơn. 
 
Xịt mũi, rửa mũi
 
Xịt mũi hoặc rửa mũi sẽ giúp giảm nghẹt mũi và giảm đau vùng mũi xoang. 
 
Để xịt mũi, bạn nên dùng chai dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối và nước khoáng dạng xịt. Khi xịt vào khoang mũi sẽ làm loãng dịch nhầy và đào thải dịch nhầy ra bên ngoài cùng bụi bẩn, virus, vi khuẩn… 
 
Để rửa mũi, nên dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng, tránh dùng xilanh vì xilanh tạo áp lực mạnh, có thể làm đau mũi hoặc viêm tai. Đổ nước cất hoặc nước muối sinh lý vào dụng cụ rửa, sau đó đổ vào một bên mũi, để nước muối cuốn theo dịch nhầy chảy ra ngoài qua lỗ mũi bên kia. 
 
Tắm nước ấm
 
Nhiều người bị cảm lạnh và cúm thường kiêng không tắm. Nhưng tắm nước ấm sẽ giúp giảm nghẹt mũi và giảm đau nhức cơ thể tốt hơn. 
 
Dùng gừng 
 
Gừng có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm đau cơ và giảm cơn buồn nôn. 
 
Bạn có thể pha trà gừng uống hoặc cho thêm gừng khi chế biến món ăn, nhưng lưu ý không nên dùng quá nhiều vì gừng có thể gây nóng.
 
Uống trà gừng ấm giúp giảm triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm
 
Xịt họng thảo dược 
 
Ho và đau họng là những triệu chứng phổ biến của cảm lạnh và cúm. Để giảm ho và giảm đau họng an toàn, bà bầu có thể sử dụng dung dịch xịt họng chiết xuất từ các loại thảo dược như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào… 
 
Siro cảm thảo dược 
 
Bà bầu bị cảm với các triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao có thể dùng siro cảm từ thảo dược để hỗ trợ thanh nhiệt, giải cảm. Vì có thành phần là các thảo dược như cát căn, sài hồ, bạch thược, cát cánh, hoàng cầm, bạch chỉ, khương hoạt, cam thảo… nên an toàn với cả bà bầu và trẻ nhỏ. 
 
Sản phẩm xịt họng thảo dược và siro cảm thảo dược đều có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Phụ nữ mang thai bị cảm có thể tham khảo sử dụng. 
 

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Cảm Nhất Nhất

Công dụng:
Hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm. Hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
Đối tượng sử dụng: 
Người bị cảm cúm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.

 

Vân Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại