Cảm lạnh thông thường hay còn được gọi với những cái tên khác như bị nhiễm lạnh, viêm mũi họng, sổ mũi cấp. Hầu hết mọi người đều có thể bị nhiễm lạnh khi tiếp xúc với virus bất kể trong hoàn cảnh thời tiết nào đi nữa.
Tuy nhiên bệnh dễ lây lan và phát triển mạnh mẽ vào thời điểm mưa nhiều hoặc nhiệt độ ở mức thấp. Phần lớn đối tượng nhiễm lạnh phổ biến là người hệ miễn dịch kém, có bệnh mạn tính, trẻ em, mẹ bầu, người cao tuổi…
Đối với những người trưởng thành, khi bị lạnh chỉ sốt nhẹ đôi chút chứ ít khi bị sốt cao. Còn trẻ nhỏ thì cha mẹ cần lưu ý hơn bởi sức đề kháng của trẻ còn kém nên có thể kèm theo nóng sốt khi bị lạnh nhưng không phổ biến.
Dấu hiệu khi bị cảm lạnh biến hóa khác nhau ở từng đối tượng nhưng chủ yếu là triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, nước mũi chảy nhiều, hắt hơi liên tục. Sau thời gian nghỉ ngơi khoa học, ăn uống đầy đủ thì nhiễm lạnh có xu hướng tự khỏi.
Sau khi bị nhiễm virus từ một đến hai, ba hôm sẽ khởi đầu bằng những triệu chứng nhẹ. Giai đoạn tiếp theo vào khoảng ngày thứ tư, thứ năm sẽ có những triệu chứng nặng hơn. Một số triệu chứng điển hình khi bị lạnh thông thường như sau:
Đối với những trường hợp người có sức đề kháng kém, việc ăn uống kém dinh dưỡng, ngủ nghỉ không đầy đủ hoặc sẵn có cơ địa dị ứng nên sẽ dễ dẫn đến bị cảm, cúm, ho ốm sùi sụt, thời gian khỏi lâu hơn.
Mọi người cần đặc biệt lưu ý bởi cảm lạnh diễn ra trong nhiều ngày, các triệu chứng tiến triển nặng chính là điều kiện thuận lợi khiến cho virus cúm tấn công gây nên cảm cúm.
Những triệu chứng nhiễm lạnh diễn tiến theo từng giai đoạn, từ nhẹ cho tới nặng. Đại đa số các trường hợp đều có thể phục hồi trong khoảng thời gian từ 5 - 10 ngày, song đối với những người đề kháng kém thì có thể lâu hơn, triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Giai đoạn sớm: Thường từ 1 - 3 ngày đầu tiên
Quãng thời gian này đánh dấu việc virus gây cảm lạnh tiến vào phía bên trong cơ thể. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên là bị đau họng, cổ họng có cảm giác bị ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài ra sẽ có một số triệu chứng khác đi kèm theo như:
Giai đoạn giữa: Từ ngày thứ 4 - 7
Ngoài các triệu chứng ở giai đoạn đầu thì người bệnh cảm thấy đau nhức, mỏi mệt ở các cơ. Chân tay không muốn cử động, chảy nước mũi nhiều hơn và xuất hiện những cơn đau đầu do virus gây ra… Cảm giác mệt mỏi có thể diễn ra lâu hơn ở những người già, có bệnh mạn tính, đề kháng kém, tạng người bị dị ứng.
Giai đoạn ba: Từ ngày thứ 8 - 10
Ở thời điểm này những biểu hiện cảm lạnh cũng sẽ giảm dần, nhưng vẫn còn một số trường hợp bị ho kéo dài. Thậm chí tận 1 - 2 tháng sau người bệnh chưa hết dẫn đến các biến chứng về viêm nhiễm đường hô hấp.
Trường hợp các dấu hiệu nhiễm lạnh quay trở lại và tiến triển nặng hơn thì hãy thăm khám bởi để lâu sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi.
Nhiễm lạnh là bệnh xuất hiện ở bất cứ khoảng thời gian nào trong năm và diễn ra ở đối tượng người già, trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành…
Theo chuyên gia thì có khoảng 200 loại virus gây ra bệnh cảm lạnh nhưng chủ yếu là virus của chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus. Virus gây nhiễm lạnh có thể tồn tại lâu trong không khí và lây lan khi tiếp xúc trực tiếp phải.
Trường hợp tiếp xúc gần với người bị cảm (chẳng hạn như qua dịch tiết ở đường hô hấp, bề mặt các đồ vật cốc, chén, điện thoại, sách, bút…) dễ mắc bệnh.
Cơ thể nhiễm lạnh kéo dài liên tục, không thuyên giảm khiến hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc này các yếu tố gây hại có cơ hội phát triển mạnh mẽ đồng thời gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như:
1. Viêm xoang
Khi các loại virus cúm hoành hành nơi hốc xoang sẽ dẫn đến đau nhức xoang. Đối tượng là người lớn và trẻ em đều xuất hiện trạng thái người đau nhức, mệt mỏi kèm theo những biểu hiện khó chịu như sau:
2. Viêm phế quản
Bệnh cảm lạnh rất dễ dẫn đến biến chứng bị viêm phế quản, thậm chí là viêm phổi với biểu hiện ho nặng. Các đối tượng có tiền sử bị hen suyễn, hệ thống miễn dịch suy yếu nguy cơ nhiễm bệnh cao với những dấu hiệu như:
3. Viêm tai
Khi bị cảm lạnh, viêm phế quản hay nhiễm trùng xoang đều gây tắc nghẽn ở đường hô hấp. Lúc này phía trong tai chịu áp lực lớn đặc biệt ở sau màng nhĩ khiến vùng tai bị ứ dịch nghiêm trọng.
Đây chính là điều kiện thuận lợi khiến cho các mầm bệnh có hại gây nhiễm trùng bộ phận này. Khi bị viêm tai, người bệnh sẽ có những biểu hiện rõ ràng như sau:
Trong trường hợp bạn thấy bên trong tai bị đau nhức dữ dội thì cần đi thăm khám.
4. Hen suyễn
Ở người bị cảm lạnh thì dịch tiết trong mũi nhiều hơn mức bình thường gây cảm giác khó thở, thở khò khè. Còn đối với những người đã sẵn bị hen suyễn thì nhiễm lạnh sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Khi mắc lạnh nhẹ người bệnh nghỉ ngơi cho lại sức, ăn uống bồi bổ để đẩy lùi các triệu chứng một cách tự nhiên. Tuy nhiên bị nhiễm lạnh với các biểu hiện bất thường như đau khi nuốt, ho dai dẳng, liên tục trong vòng hơn một tuần, đau đầu, tắc nghẹt mũi không khỏi nên thăm khám bác sĩ.
Đối với người lớn cần thận trọng khi có biểu hiện sau:
Đối với trẻ em
Người bị nhiễm lạnh không chỉ tác động đến sức khỏe năng suất lao động mà còn còn lây cho cả gia đình. Vậy khi bị mắc lạnh nên chữa trị bằng cách nào để đạt hiệu quả dứt điểm?
Theo Đông y, người bị cảm lạnh thuộc chứng mạo cảm, nguyên nhân do phong tà, bệnh tà xâm nhập qua mũi, miệng, bì phu vào phế vệ có thể kèm theo thử thấp hoặc táo nhiệt. Người bị nhiễm lạnh có những biểu hiện chủ yếu như sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau nhức mình mẩy, chân tay tê mỏi, mệt…
Chữa bệnh cảm lạnh theo Đông y an toàn nhờ sản phẩm có nguồn gốc từ các dược liệu tự nhiên. Đông y nếu chọn đúng biện pháp sẽ tạo ra chuyển biến tích cực nhưng phần lớn sản phẩm Đông y hiện này có hiệu quả không cao.
Dược phẩm Nhất Nhất có Viên Giải Cảm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 kết quả ưu việt giúp giải cảm nhanh, chỉ trong một hai ngày đã thuyên giảm rõ rệt đi các triệu chứng khó chịu như: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, viêm họng, người mệt mỏi…
Sản phẩm Viên Giải Cảm Ngự y mật phương sản xuất dạng viên nén chia sẵn trong các gói nhôm bảo quản chất lượng, viên nhỏ tăng diện tích tiếp xúc, tăng hấp thu vào cơ thể, giúp cho tác dụng nhanh hơn, mạnh hơn.
Vậy khi bị nhiễm lạnh nên uống những loại thuốc nào? Theo các nghiên cứu y tế thì nhiễm lạnh do virus tấn công nên không thể điều trị bằng kháng sinh. Cơ chế tác động của kháng sinh là điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây nên.
Đối với người bệnh bị nhiễm lạnh thì cơ chế gây bệnh là virus nên không thể uống kháng sinh. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ không thuyên giảm mà còn tác động đến hệ miễn dịch khiến bệnh khó chữa, dễ lây lan.
Vậy nên khi bị mắc lạnh (tùy theo độ tuổi và tình trạng) hãy sử dụng nhóm thuốc điều trị triệu chứng để giảm nhẹ đi tình trạng ho, sổ mũi….Mọi người có thể tham khảo một số loại thuốc trị cảm lạnh không cần kê đơn như sau:
Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau: bao gồm acetaminophen hoặc Ibuprofen - loại thuốc được lựa chọn để hạ sốt, giảm đi đau nhức cơ thể. Ngoài ra có thể dùng thuốc xịt, siro ho để thông thoáng đường mũi và giảm ho - ngứa họng nhanh chóng.
Ngoài ra, người bệnh nên ăn món ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa, đủ dưỡng chất để tăng tốc độ hồi phục. Để đẩy lùi nhanh biểu hiện nhiễm lạnh, người bệnh hãy vận dụng biện pháp hữu ích tại nhà như sau:
Người bị cảm lạnh diễn ra theo từng giai đoạn với các biểu hiện khác nhau gây cảm giác khó chịu. Vậy nên để ngăn ngừa cơ thể bị nhiễm lạnh thì cần cải thiện đề kháng và ngăn ngừa lây lan của virus. Dưới đây là một số giải pháp chúng tôi muốn gợi ý đến mọi người:
Vệ sinh tay cẩn thận là điều cần thiết để ngăn chặn các loại virus, vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Vậy nên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc đồ vật ở nơi đông người thì mọi người cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ.
Bạn hãy dùng xà phòng hoặc nước ấm sạch, xoa hai tay vào nhau thật kỹ trong khoảng từ 20 - 30 giây. Ngoài ra, mọi người có thể dùng nước rửa tay chuyên dụng để có hiệu quả diệt khuẩn tương đương.
Các bậc phụ huynh cần dạy con em của mình tầm quan trọng của việc rửa tay, cố gắng hết sức không chạm vào mắt, mũi, miệng…. để tránh virus cúm xâm nhập vào cơ thể.
Trên bề mặt của các đồ vật, vật dụng quen thuộc như cánh cửa, tivi, tủ, công tắc đèn điện, mặt bếp…. tồn tại nhiều tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Vậy nên mọi người cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên bằng các loại nước lau rửa để loại bỏ các yếu tố gây bệnh cảm lạnh. Đồng thời không nên dùng chung ly, cốc uống nước với các thành viên khác trong gia đình.
Các mầm bệnh virus, vi khuẩn dễ phát tán nhanh ở không khí khi tiến hành ho, hắt hơi. Vậy nên mọi người nên dùng khăn giấy hoặc tay để che miệng khi ho - hắt hơi đồng thời vứt khăn giấy, rửa lại tay sạch sẽ. Trong trường hợp không có khăn giấy che miệng hãy dùng khuỷu tay để che thay vì dùng bàn tay.
Virus cảm có thể dễ dàng lây lan trong không khí từ giọt bắn hoặc tiếp xúc từ các đồ vật. Vậy nên khi bạn thấy có người có những biểu hiện của nhiễm lạnh như hắt xì, ho nhiều, nghẹt mũi… thì nên tránh xa càng sớm càng tốt.
Người miễn dịch kém hay bản thân mắc sẵn bệnh trong người sẽ dễ bị mắc bệnh cảm lạnh hơn so với những người bình thường khác. Vậy nên để phòng ngừa nhiễm lạnh hiệu quả bạn nên gia tăng đủ nhóm dưỡng chất để hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Đồng thời rèn luyện thể chất đều đặn thông qua việc chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe, thể lực. Điều này giúp cho tâm trạng thoải mái, giảm stress và hệ thống cơ quan vận hành ổn định. Mọi người nên nâng cao chất lượng giấc ngủ để miễn dịch khỏe mạnh giúp phòng ngừa các loại virus tấn công.
Ngoài ra việc uống đủ nước mỗi ngày để đào thải độc tố hoặc súc miệng nước muối mỗi buổi sáng, tối cũng sẽ giúp phòng ngừa mắc lạnh hữu hiệu. Bạn nên ăn nhiều tỏi trong mỗi bữa ăn hằng ngày, tỏi chứa nhiều tinh dầu giúp ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh.
Bệnh cảm lạnh thông thường cần được điều trị sớm ngay khi các triệu chứng mới xuất hiện. Nếu không sẽ tiến triển nặng gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh hoàn toàn có thể vận dụng các biện pháp để ngăn chặn nhiễm lạnh từ cách thay đổi lối sống, cách sinh hoạt theo hướng tích cực