Theo thống kê từ chuyên gia dịch tễ: thời điểm giao mùa, số trẻ mắc bệnh lý về đường hô hấp, bệnh liên quan đến virus, vi khuẩn tăng gấp 5 - 7 lần so với các khoảng thời gian khác trong năm.
Nguy hiểm hơn số trẻ em nhập viện vì bệnh lý vào thời điểm giao mùa hiện nay có xu hướng tăng mạnh. Nhiều trẻ nhỏ xảy ra biến chứng như: suy hô hấp, suy giảm chức năng miễn dịch, sốt cao co giật, đe dọa tới hệ thần kinh trung ương. Các biến chứng của bệnh dễ tác động tiêu cực đến sức khỏe lâu dài và tốc độ trưởng thành của con.
Nhân tố trực tiếp dẫn đến thực trạng trên là khả năng đề kháng của bé kém khi giao mùa. Khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn đến rối loạn hoạt động tế bào miễn dịch.
Thêm vào đó, sự biến đổi thời tiết cũng làm cho nhiều loại vi khuẩn, virus có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Chúng dễ dàng tấn công và “phá vỡ” hàng rào miễn dịch ở trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Do vậy, tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa hoặc thay đổi thời tiết là việc làm cần thiết, quan trọng cho trẻ.
Thời điểm giao mùa trẻ dễ mắc nhiều bệnh liên quan đến hô hấp
Việc nâng cao đề kháng cho bé khi thời tiết thay đổi cần tác động từ bên ngoài và bên trong. Dưới đây là một số gợi ý dành cho mọi người để tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa:
Dinh dưỡng là yếu tố quyết định phần lớn đến chức năng miễn dịch ở trẻ nhỏ. Nếu đề kháng tốt thì bé khỏe mạnh và hạn chế mắc các bệnh lây nhiễm khi thay đổi thời tiết. Do đó mẹ cần cho trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học sau:
Khi em bé đang trong giai đoạn dưới 6 tháng thì mẹ cần cho bé bú sữa mẹ đầy đủ. Bởi vì sữa mẹ chứa một lượng lớn kháng thể được thu nhận trực tiếp từ cơ thể mẹ giúp bé tránh khỏi sự tấn công của nhiều mầm bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy, trẻ bú sữa mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu có khả năng chặn đúng nhiễm trùng, vi khuẩn gây cùng bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh… Tốt nhất mẹ nên cho con bú đến khi 2 tuổi để hạn chế thấp nhất nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài.
Cho bé con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đầy đủ để nâng cao miễn dịch
Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên trẻ được gia đình cho làm quen với các món ăn dặm. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa lúc này là bổ sung dưỡng chất đúng cách và phù hợp để ngừa bệnh tật. Thói quen ăn uống nên tuân thủ nguyên tắc sau:
Không những vậy, mẹ cần xây dựng cho con thói quen sinh hoạt khoa học để cơ thể bé khỏe mạnh. Chẳng hạn người bệnh nên đi ngủ sớm, thức dậy đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh dùng thiết bị điện tử, đưa bé ra ngoài trời vận động…
Rèn luyện thể dục, thể thao dựa trên độ tuổi là cách tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa hiệu quả. Đối với em bé chưa biết đi, mẹ hãy cho con tập một số bài tập như: đạp xe, nâng tay lên hạ tay xuống…
Đối với em bé đã biết đứng, biết đi thì phụ huynh hãy cho con tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để có sức khỏe tốt và tạo cơ hội để khám phá môi trường bên ngoài.
Chẳng hạn, mẹ có thể dắt tay em bé đi bộ, cùng em bé chơi bóng, kết hợp với con trong các trò vận động. Việc này giúp tăng tình cảm kết nối giữa mẹ và bé mà còn tăng tuần hoàn máu trong cơ thể. Vậy nên mẹ hãy dành ra 20 - 30 phút mỗi ngày cùng con rèn luyện, gắn kết tình cảm nhé.
Cho bé tham gia vận động, trải nghiệm hoạt động ngoài trời
Khi thời tiết chuyển trạng thái thì cơ thể trẻ chưa kịp thích ứng với sự thay đổi của thời tiết. Việc này dễ làm cho đề kháng của trẻ chịu "cú sốc thay đổi" và chưa chấp nhận với chuyển biến bên ngoài.
Ngoài ra, thời tiết lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm lưu thông máu ở cơ thể của trẻ nhỏ. Từ đó dẫn đến nhiều thay đổi ở trẻ như trẻ bị cảm lạnh nôn, mắc bệnh tim mạch, huyết áp, xương khớp…
Do đó, khi thấy thời tiết chuyển lạnh thì nhất định phụ huỳnh cần giữ ấm cơ thể của trẻ nhỏ bằng cách mặc thêm quần áo giữ nhiệt, đeo găng tay, đội mũ len, đeo tất cho trẻ.
Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ góp phần quan trọng trong việc chữa lành tổn thương, đẩy nhanh tốc độ trưởng thành ở trẻ. Để tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa, hạn chế ốm vặt cũng, ngừa nguy cơ nhiễm trùng thì mẹ cần cho em bé có giấc ngủ tốt.
Thông thường, thời gian ngủ của trẻ sẽ biến đổi dựa ở mỗi giai đoạn hoặc độ tuổi khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh cần ngủ 18 tiếng/ngày còn với trẻ lớn hơn thì ngủ ít nhất 10 - 15 tiếng/ngày.
Ngoài ra, mẹ nên tập thói quen cho trẻ đi ngủ trước 10 giờ tối và tránh xa các thiết bị điện tử. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để cơ thể trẻ sản sinh các loại hormone tăng trưởng giúp bé hoàn thiện thể chất.
Cần đảm bảo để trẻ có thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ tốt
Khi em bé đã có khả năng nhận thức thì cha mẹ nên dạy cho bé cách vệ sinh thân thể để tránh lây bệnh từ bên ngoài. Mẹ nên dạy em bé vệ sinh tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, tránh đưa tay lên mắt mũi, miệng hoặc dạy bé cách lau chùi, quét dọn nhà cửa.
Tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa bắt đầu từ việc giữ gìn môi trường xung quanh. Không gian sinh hoạt không được làm sạch thì nhiều yếu tố gây hại sẽ sinh sôi phát triển khi giao mùa. Chúng sẽ tấn công tới hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều loại bệnh tật như: bệnh tay chân miệng thủy đậu, sởi, cảm cúm, covid…
Vì vậy, mẹ nên thường xuyên lau rửa đồ đạc mà bé hay cầm nắm (đồ chơi, bàn ghế của em bé, ga giường hoặc chiếu mà bé hay nằm). Vệ sinh không gian sinh hoạt của trẻ bằng các loại dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ, an toàn cho sức khỏe của em bé.
Vắc xin quan trọng đối với cơ thể nhằm bảo vệ trẻ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh như: Viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản quai bị, sởi…
Tiêm vắc xin đồng nghĩa với việc tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa thụ động. Từ đó cơ thể trẻ có khả năng sản sinh ra các nhóm kháng nguyên để tiêu diệt các yếu tố gây hại xâm nhập đến cơ thể.
Tiến hành tiêm vacxin để cơ thể bé ngăn ngừa yếu tố gây hại
Trước khi giao mùa mà em bé đã có bệnh sẵn trong người nhưng không chữa dứt điểm thì dễ trở nặng khi thay đổi thời tiết. Lúc này sức đề kháng của em bé sẽ “tuột dốc” đáng lo ngại khiến em bé dễ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm hơn.
Vì vậy, để tránh sức đề kháng của trẻ nhỏ suy giảm khi thời tiết thay đổi thì phụ huynh nên chữa trị dứt điểm bệnh trước đó. Mẹ nên cho bé dùng thuốc từ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng kháng sinh vì dễ tác động xấu đến hệ thống cơ quan trong cơ thể.
Tăng cường nước cho cơ thể là biện pháp tăng sức đề kháng cho bé khi thay đổi thời tiết hiệu quả. Lượng nước nạp vào cơ thể bé sẽ phụ thuộc vào cân nặng - lượng sữa - nước hoa hoa - nước khác. Nếu trẻ dưới 10kg thì cần uống khoảng 50ml/ngày để đẩy nhanh chức năng tiêu hóa và ngừa bệnh tốt.
Sử dụng sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa là giải pháp tối ưu để cải thiện hệ miễn dịch. Mẹ có thể kết hợp các biện pháp dinh dưỡng, sinh hoạt và sản phẩm hỗ trợ để trẻ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Bộ đôi Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương (bao gồm dạng siro và viên uống, trong đó siro dùng thích hợp hơn cho trẻ nhỏ) được nhiều gia đình quan tâm. Sản phẩm giúp bé cải thiện đề kháng, đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí về chất lượng sức khỏe.
Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất là giải pháp vượt trội nhờ cơ chế bồi bổ phủ tạng, bổ khí huyết, tái thiết lập cân bằng âm dương. Sản phẩm giúp trẻ nhỏ ngăn ngừa mắc bệnh vặt hoặc các bệnh truyền nhiễm đến vài năm.
Nếu lỡ có mắc bệnh cảm cúm thì sản phẩm sẽ giúp trẻ nhanh hết sốt, giảm sổ mũi, đau họng, ho… chỉ sau 2 - 3 ngày sử dụng. Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương đều có nguồn gốc 100% từ các loại thảo dược quý hiếm, đạt tiêu chuẩn khắt kheo như GACP, GSP… theo quy định của Bộ Y tế.
Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP-WHO. Đây là nhà máy dược phẩm hiện đại, đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn về chất lượng do Bộ Y tế quy định, được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng như là minh chứng cho chất lượng và những đóng góp quan trọng của nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đối với sức khỏe người bệnh.
Siro Ngự Y Mật Phương tăng đề kháng cho bé khi giao mùa
Tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa là điều cần thiết nhằm tạo lớp phòng hộ kiên cố cho con trước yếu tố gây bệnh. Để làm được điều này mẹ cần có kiến thức và hiểu biết để kết hợp linh hoạt các biện pháp nhằm kích thích hệ miễn dịch của trẻ.