Đát Kỷ và người yêu thủa thiếu thời
Bắt đầu từ vua Thang, nhà Ân Thương trị vì thiên hạ đã 600 năm. Nhờ ân đức và tài năng, các vua nhà Ân Thương được các nước chư hầu thần phục.
Tuy thế, đến đời Trụ vương Ân Thọ, tình hình bắt đầu thay đổi. Trụ vương là người cứng rắn, ham quyền lực, thích cầm quân hơn là bàn chính sự trong triều.
Một lần, Ký Châu liên tục mất mùa, không đủ gạo thóc nộp cho triều đình. Ký Châu hầu Tô Hộ phải nhờ đến Tây Bá hầu Cơ Xương nên đã trút được gánh nặng, đủ lương thực cống vua. Nhưng Trụ vương vẫn háo thắng, mặc lời khuyên can đại thần mà cho quân chinh phạt Ký Châu.
Tô Hộ có 2 người con. Con trai trưởng là Tô Toàn Trung, văn võ song toàn, dũng trí hơn người, hiện làm tướng trong triều đình rất được Trụ vương tin dùng. Con gái thứ là Tô Đát Kỷ, 16 tuổi, một bông hoa rực rỡ đẹp tuyệt trần.
Cơ thể Đát Kỷ là một sản phẩm không tì vết của tạo hóa. Mắt nàng long lanh như sương mai, da nàng mịn màng tựa như tuyết.
Nhìn nàng, người ta không thể tin rằng có một cô gái mà trời phú cho nhiều may mắn, đặc sắc đến thế. Mũi cao thẳng, dang hồng hào, miệng hoa nhỏ, môi đỏ thắm.
Dáng đi nàng uyển chuyển, giọng nói của nàng trong trẻo, đầy quyến rũ. Gần nàng người ta sợ như thể có một điều gì đó thất thố, không xứng đáng.
Nàng là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo mà thượng đế ban cho con người để chiêm ngưỡng. Ở trong gia đình, nàng sống rất vui tươi và hồn nhiên, nhờ sự thoải mái ấy mà nàng càng đẹp hơn ai hết.
Cơ Xương có người con trai trưởng tên Bá Ấp Khảo, chàng đẹp trai, văn hay, võ giỏi. Đặc biệt chàng có biệt tài về âm nhạc, trời phú cho có đôi tay tinh tường, những ngón tay như thần có thể điều khiển tiếng đàn.
Cơ Xương và Tô Hộ vốn tri kỷ, xem nhau như ruột thịt, hai nhà đã quyết định cho Đát Kỷ cùng Bá Ấp Khảo nên duyên cầm sắt. Về phía mình, Đát Kỷ và Bá Ấp Khảo cũng yêu nhau rất say đắm, luôn quyến luyến bên nhau. Bá Ấp Khảo sống ở nhà họ Tô để cho gần Đát Kỷ và cho nàng đỡ buồn.
Đát Kỷ là một nhân vật được khai thác rất nhiều trong văn hóa Trung Quốc
Nhắc đến việc Trụ vương chinh phạt Ký Châu, Tây Bá hầu Cơ Xương vào triều can ngăn nhưng không may gặp tai can, bị Trụ vương giam giữ. Bá Ấp Khảo vì Hiếu phải tiến cung cứu cha, Đát Kỷ vì thế mà buồn day dứt.
Bá Ấp Khảo vào cung không cứu được cha mình, Cơ Xương khuyên chàng về lại Tân Kỳ, trên đường về chàng ghé thăm Đát Kỷ và gặp một "chàng trai" tuấn tú tên Tôn Trí Nghiên, họ kết nghĩa huynh đệ.
Tôn trí Nghiên, thực ra là nữ nhi, gia đình vì bị Trụ vương hãm hại giết hết nên đã nữ cải nam trang, cố gắng học võ nâng mưu để tìm cách sau này trả thù Trụ Vương...
Sau khi trở về không lâu Bá Ấp Khảo lại tiến cung và lần này không may gặp họa sát thân. Trụ vương không những giết chết mà còn treo đầu của Bá Ấp Khảo bên cửa thành. Tôn Trí Nghiên tìm cách lấy đầu chàng mang về Ký Châu.
Tin dữ đến tai Đát Kỷ, nàng ngất đi hơn một tuần. Tỉnh lại không màng ăn uống, người rũ rượu, nước mắt nàng khóc như mưa, miệng luôn kếu tên Bá Ấp Khảo. Thời gian qua đi, Đát Kỷ có phần tỉnh hơn nhưng lúc nào nàng cũng như héo mòn, tha thẩn ngoài vườn nói chuyện về Bá Ấp Khảo.
Nhờ có Tôn Trí Nghiên luôn bên cạnh chăm sóc, an ủi mà phần nào nguôi ngoai. Nhân cơ hội này, Tôn Trí Nghiên muốn trả thù nhà trả luôn thù sư huynh Bá Ấp Khảo, nàng nói hết sự thật về mình với Tô Hộ, cầu xin Tô Hộ cho nàng cùng hiền tỷ Đát Kỷ trả thù. Tô Hộ không nỡ đưa con gái mình vào nơi nguy hiểm ấy, hơn nữa Đát Kỷ chỉ là 1 nhi nữ làm sao có thể trả thù.
Về phần Đát Kỷ, từ ngày Bá Ấp Khảo ra đi thì cuộc đời nàng đã như không còn. Nàng nói với Tô Hộ xin cho mình cùng Tôn Trí Nghiên trả thù: "Phụ thân, Bá Ấp Khảo không còn nữa thì con đâu tiếc thân mình.
Xin phụ thân cho con được trả thù cho chàng. Đã không có chàng thì cuộc đời con sống cũng như chết mà thôi. Hơn nữa còn bao bá tánh vô tội của Ký Châu đang chịu cảnh lầm than vì sự chinh phạt của hôn quân, xin cha hãy để thân con cứu đi thiên hạ" . Tô Hộ cũng đành phải gạt nước mắt cho con mình tiến cung.
Ngày lên đường Đát Kỷ quỳ trước mộ Bá Ấp Khảo sa đôi dòng lệ, than khóc: "Trời không cho chàng và thiếp trọn duyên kiếp này thì hãy xin chờ thiếp kiếp sau. Thù chàng, thiếp quyết trả. Đến với Trụ vương cũng chỉ vì việc ấy, xin chàng hãy hiểu và tha thứ cho thiếp. Xin chàng hãy phù hộ cho thiếp nhanh chóng đạt được ý nguyện".
Trở thành báu vật của Trụ Vương
Trụ Vương và Đát Kỷ là 1 cặp được nhắc đến trong lịch sử Trung Quốc với sự phẫn nộ của nhiều người. Tương truyền, trong cung Trụ có 1 nơi dành riêng cho thú vui của vua Trụ. Vua Trụ, Đát Kỷ được cưng chiều cùng các Mỹ nhân thường xuyên vui chơi truy lạc tại đây.
Đát Kỷ tinh thông cả hội họa, múa bút như mây trôi, vẽ khổng tước rất khéo, thích đọc sách, pha trà và may vá. Chưa hết, nàng còn có tài nấu ăn tuyệt vời, biết cỡi ngựa cầm đao và nghệ thuật phòng the nhằm phục vụ cho việc làm Trụ Vương say đắm.
Tương truyền, Đát Kỷ đẹp đến nỗi ngay cả khi nàng nổi giận cũng khiến Trụ Vương mê hồn. Nàng muốn lật đổ Khương hoàng hậu bèn tìm đến vua khóc lóc tố khổ và bịa chuyện nói khích. Trụ Vương tức giận truyền chỉ giết chết hoàng hậu rồi lập Đát Kỷ lên thay.
Nàng còn xin Trụ Vương đưa Hồ Hỷ Mỵ và Ngọc Mỹ nhân đều có học phép vào cung, cùng ra sức lấy lòng khiến vua không đoái hoài gì đến những cung tần khác nữa.
Kể từ ngày có Đát Kỷ, Trụ Vương càng đam mê tửu sắc. Để lấy lòng mỹ nhân, Trụ Vương đã làm vô số điều thất đức, hại dân, hại quân thần trung tín, gây nên sự sụp đổ tất yêu của nhà Thương.
Nhiều lời đồn cho rằng, hồ ly tinh đã nhập vào xác của Tô Đát Kỷ để làm điều hại nước, hại dân, quyến rũ quân vương làm điều sai trái.
Trụ Vương vì Đát Kỷ mà làm bao nhiêu điều mù quáng, không còn biết đến đâu là nguyên tắc cung cấp và quyền hạn của nhà vua. Ông sai người làm mọi điều mà nàng thích, dù là việc phi thường đạo lý. Có lần Đát Kỷ bất hòa với thân thuộc của vua là Tỷ Can, bắt ông này phải moi tim ra.
Một vị quan giỏi xem tinh tượng, bói toán cũng vì bất hòa mà bị bà cho cột lưng vào cột nung đỏ, cháy cả lưng. Trụ Vương còn cho xây cung "Lộc Đài" vuông mỗi bên 3 dặm, cao ngàn thước, quy mô lớn chưa từng thấy, phải dùng đến hàng vạn thợ xây, xây 7 năm mới xong.
"Bào lạc" lại là 1 phát minh của Đát Kỷ, Trụ Vương. Đó là 1 ống đồng dài, khi sử dụng mang ống đồng nhét đầy than đỏ bắc ngang qua hố lửa, bắt tội nhân cởi hết quần áo giày dép ra và chạy từ đầu này sang đầu kia của ống đồng. Quan thần trong triều bấy giờ bị tàn sát vô tội vạ…
Nhan sắc không thua kém gì những mỹ nhân Trung Hoa xưa nhưng lòng dạ hiểm ác, nên Đát Kỷ là nhân vật được người ta nhớ tới nhiều
Những câu chuyện về Đát Kỷ nhiều vô kể, nhưng có lẽ câu chuyện làm người đời “rùng mình” nhất chính về sự hiếu kỳ của nàng. Sự hiếu kỳ của một mỹ nhân đã thật đáng sợ, sự hiếu kỳ của một hồ ly tinh lại càng khiến người ta khiếp đản!
Chuyện kể rằng, một lần trụ Vương cùng Đát Kỷ đi dạo, thấy cảnh một cụ già và một em bé đi trong mưa tuyết, cụ già thì khỏe mạnh, còn em bé run rẩy vì lạnh.
Tô Đát Kỷ cảm thấy thật hiếu kỳ. Không lẽ cụ già sinh ra lúc cha mẹ còn trẻ nên ống chân có tủy, đứa trẻ kia sinh ra lúc cha mẹ già yếu nên ống chân không có tủy? Nghĩ vậy, Đát Kỷ bèn sai người chặt chân cụ già và em bé ra xem rồi cười ha hả!
Câu chuyện này được tương truyền dù không biết thực hư như thế nào nhưng cũng khiến người đời khiếp hãi, sợ vô cùng, vì người đàn bà ấy quá tàn độc. Trong cung cấm, còn cung nữ nào dám gần Trụ Vương, chỉ sợ bị liên lụy rồi vạ lây, sống cuộc đời ẩn dật…
Đát Kỷ không chỉ hoang dâm vô độ mà còn rất tàn nhẫn, thường dùng các trò oái oăm hoặc các hành động vô cùng độc ác để đổi lấy tiếng cười và sự kích thích dục vọng. Từ khi có Đát Kỷ, Trụ Vương mê đắm, không rời nàng ta nửa bước, bỏ bê triều chính, ngày đêm đắm chìm trong tửu sắc nhục dục.
Ai tung hô sẽ được hưởng phú quý, ai chống lại tất sẽ rước họa. Thậm chí ông ta còn ngoan ngoãn phục tùng mọi mệnh lệnh do Đát Kỷ đưa ra miễn đổi được nụ cười của mỹ nhân.
Thậm chí, Đát Kỷ còn bắt Trụ Vương cho thái giám và các cung nữ đánh nhau, kẻ thắng sẽ được ban rượu ở tửu trì và thịt ở nhục lâm, kẻ thua sẽ được ném vào thùng chứa bò cạp, rắn độc. Chính vì thế, số thái giám, cung nữ chết hàng ngày nhiều không đếm xuể.
Để có tiền phục vụ cho thú xa hoa hàng ngày, Trụ Vương ra lệnh thu sưu cao thuế nặng. Thiên hạ đại loạn, lòng dân căm phẫn phản đối Trụ Vương. Tây Bá Cơ Xương căm giận Trụ Vương, cố tìm cách giấu mình rồi ngầm tập hợp lực lượng chống lại.
Trong nhiều năm, Cơ Xương phát triển lớn mạnh, diệt nhiều nước chư hầu vây cánh của Trụ Vương, nhưng Trụ Vương không màng lo lắng mà chỉ tập trung hưởng lạc. Khi Cơ Xương mất, con là Cơ Phát lên ngôi, mang quân đi đánh Thương.
Khi tỉnh ngộ thì đã muộn, Trụ Vương đã lên Lộc Đài, chất hết vàng bạc châu báu và đốt cung điện rồi nhảy vào lửa. Đát Kỷ thì cũng bị chém đầu.