Thứ hai, 29/04/2024 | 15:08
RSS

Hỏi nhanh đáp gọn: Uống kẽm có bị táo bón không?

Thứ ba, 09/01/2024, 06:33 (GMT+7)

Bổ sung kẽm là vô cùng cần thiết để duy trì nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn uống kẽm có bị táo bón không. Cùng tìm hiểu câu trả lời dưới đây.

Uống kẽm có bị táo bón không là băn khoăn của nhiều người

MỤC LỤC:
Kẽm có vai trò như thế nào với cơ thể?
Dấu hiệu, triệu chứng thiếu kẽm 
Những đối tượng cần lưu ý bổ sung kẽm?
Uống kẽm có gây táo bón không?
Những điều cần lưu ý khi bổ sung kẽm

Kẽm có vai trò như thế nào với cơ thể?

Muốn biết uống kẽm có bị táo bón không, trước hết cần hiểu kẽm có vai trò gì với cơ thể và tại sao lại cần bổ sung kẽm.

Kẽm tham gia vào cấu tạo của rất nhiều enzyme chức năng trong cơ thể, đóng vai trò không thể thiếu với sự nhân lên của tế bào, có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chức năng:

  • Hình thành tế bào máu
  • Cấu trúc hệ cơ xương
  • Duy trì tế bào thần kinh, võng mạc
  • Tham gia sản xuất hormone insulin
  • Đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai
  • Đảo bảo sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên
  • Duy trì sức đề kháng của hệ miễn dịch
  • Ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sức khỏe sinh sản ở nam giới

Thiếu kẽm làm tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai

Dấu hiệu, triệu chứng thiếu kẽm 

Mặc dù đảm nhận rất nhiều vai trò quan trọng, tuy nhiên những triệu chứng khi thiếu kẽm lại không dễ quan sát và thường bị bỏ qua. Vì vậy, mỗi người nên lưu ý những triệu chứng bên dưới đồng thời chủ động bổ sung kẽm hàng ngày qua chế độ ăn hoặc viên uống, đặc biệt với các trường hợp có nguy cơ cao thiếu kém.

Trong các trường hợp cần thiết, để chẩn đoán thiếu kẽm, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm máu, kết hợp với quan sát các triệu chứng lâm sàng:

  • Móng tay đốm trắng, rụng tóc
  • Loét miệng
  • Mụn và các bệnh da liễu dai dẳng
  • Sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn
  • Suy dinh dưỡng, chậm tăng cân ở trẻ em
  • Suy giảm chức năng tình dục nam: giảm ham muốn, giảm chất lượng tinh trùng…
  • Hay quên, suy giảm trí nhớ
  • Mệt mỏi, suy giảm thể lực

Những đối tượng cần lưu ý bổ sung kẽm?

Kẽm là chất dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày cần thiết cho mọi người. Do vậy, cần lưu ý bổ sung đầy đủ trong thực đơn dinh dưỡng. Tuy nhiên, các đối tượng sau cần đặc biệt lưu ý và nên bổ sung thêm viên kẽm để đảm bảo đủ lượng kẽm cần thiết:

  • Người có chế độ ăn ít chất đạm, do kẽm là nguyên tố thường có trong các loại thịt 
  • Những người thường xuyên có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như viêm ruột, táo bón
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú 
  • Đề kháng suy giảm, thường xuyên mắc bệnh
  • Người có những biểu hiện điển hình nghi ngờ khác như: tóc gãy rụng nhiều, móng tay có đốm trắng…

Rụng tóc có thể là một biểu hiện thiếu kẽm

Uống kẽm có gây táo bón không?

Các loại khoáng chất khác như sắt, canxi thường gây ra hiện tượng táo bón. Do vậy nhiều người cũng đặt câu hỏi uống kẽm có bị táo bón không?

Thực tế là, ngược lại với các khoáng chất đó, uống kẽm không bị táo bón bởi kẽm tham gia cấu tạo tổng hợp các enzyme tiêu hóa giúp phân hủy protein, chất béo, tinh bột giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, thậm chí còn hạn chế nguy cơ táo bón.

Do đó, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng táo bón hoặc dễ có biểu hiện táo bón, người bệnh nên lưu ý và khắc phục những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác dẫn đến vấn đề này bao gồm:

  • Ăn uống mất cân bằng, chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ
  • Uống không đủ nước
  • Thường xuyên căng thẳng
  • Ít vận động, ngồi nhiều, thói quen nhịn đi vệ sinh
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích có khả năng gây táo bón: trà, cà phê
  • Sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây táo bón
  • Bổ sung các loại canxi, sắt 
  • Quá trình mang thai dễ bị táo bón

Rất nhiều nguyên nhân có thể gây táo bón

Những điều cần lưu ý khi bổ sung kẽm

Kẽm nên được bổ sung sau ăn khoảng 30 phút là tốt nhất. Một số loại vitamin có thể hỗ trợ cho sự hấp thu kẽm như vitamin A, B6, C.

Khi bổ sung kẽm đồng thời với các khoáng chất khác như sắt, canxi, đồng, nên uống cách nhau ít nhất 2 tiếng vì có sự cạnh tranh hấp thu các khoáng chất này nếu dùng cùng lúc.

Kẽm có thể được bổ sung qua viên uống đồng thời nên được kết hợp với chế độ ăn hàng ngày bằng các thực phẩm giàu kẽm. 

Các loại thực phẩm giàu kẽm gồm: các loại hải sản có vỏ điển hình gồm hàu, tôm, cua; các loại thịt đỏ; các loại hạt, sữa, trứng…

Việc bổ sung kẽm nên thực hiện chủ động tùy thời kỳ vì kẽm đóng vai trò hết sức quan trọng nhưng biểu hiện của thiếu kẽm lại không điển hình để nhận biết, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao thiếu kẽm gồm phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên, người đề kháng yếu.

Các loại sản phẩm bổ sung kẽm (ví dụ TPBVSK ZinC Gluconate Nhất Nhất) có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người muốn bổ sung kẽm có thể tham khảo sử dụng. 

ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT

Công dụng: 
Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.
 
Đối tượng sử dụng: 
Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
 

 

DS Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại