Thứ sáu, 26/04/2024 | 12:08
RSS

Hội chứng mệt mỏi mạn tính: Triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa hiệu quả

Thứ ba, 21/02/2023, 11:54 (GMT+7)

Hội chứng mệt mỏi mạn tính rất điển hình trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thường gặp ở những người dinh dưỡng kém, mắc bệnh mạn tính hoặc chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Vậy triệu chứng cụ thể ra sao, biện pháp chẩn đoán và phòng ngừa hiệu quả như thế nào?

Trong trường hợp điển hình, hội chứng mệt mỏi mạn tính khởi phát đột ngột ở những người trước đây vốn năng động. Một số bệnh nhân có một vài sự căng thẳng cấp tính. Mệt mỏi dai dẳng hoặc tái phát hoặc dễ bị mệt mỏi không thể chịu đựng được, không đỡ sau khi nghỉ ngơi.

Những triệu chứng khác như đau đầu, đau họng, sưng hạch, đau cơ và đau khớp. Bệnh nhân thường có sốt nhẹ làm cho ta có thể nhầm lẫn với một số bệnh nhiễm khuẩn

1. Hội chứng mệt mỏi mạn tính là gì?

Hội chứng mệt mỏi mạn tính hay còn gọi là suy nhược cơ thể là một nhóm các triệu chứng mệt mỏi, suy kiệt toàn thân cả về thể chất và tinh thần kéo dài thường xuyên trong nhiều tháng khiến cho bạn có cảm giác bị bệnh tật thường xuyên chẳng có năng lượng và sức lực cho bất kì hoạt động nào khác, ngay cả kể những sinh hoạt nhỏ nhất trong cuộc sống thường ngày.

Mặc dù người bệnh đã được nghỉ ngơi hay chăm sóc về chế độ dinh dưỡng nhưng vẫn không thấy đỡ hơn. Tình trạng này kéo dài gây suy giảm chất lượng đời sống của người bệnh. 

2. Triệu chứng điển hình khi bị mệt mỏi mãn tính

Hội chứng mệt mỏi mãn tính là tập hợp của rất nhiều các triệu chứng bệnh khác nhau có thể kể đến bao gồm:

2.1. Mệt mỏi, trằn trọc, mất ngủ

Người bị suy nhược cơ thể khiến cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ kéo dài từ ngày này qua ngày khác, khó đi vào giấc ngủ. Đặc biệt hay gặp ác mộng, đau đầu, giảm trí nhớ, khó tập trung…

2.2. Người uể oải, lười vận động

Suy nhược cơ thể khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần, lúc này cơ thể dường như không còn một chút sức lực nào, các hoạt động tay chân bình thường cũng trở nên vô cùng khó khăn, người bệnh phải gắng sức hơn rất nhiều mới có thể hoàn thành động tác đó.

2.3. Rối loạn cảm xúc

roi-loan-cam-xuc

Ở những người bị suy nhược cơ thể, cảm xúc luôn có sự thay đổi thất thường, hay nổi nóng, hồi hộp, lo âu, đôi khi lại khá nhạy cảm và dễ bị kích động bởi các yếu tố bên ngoài. Tình trạng trên kéo dài có thể gây ra hiện tượng trầm cảm khiến người bệnh không thể tự tìm được lối thoát. 

2.4. Thiếu máu, da xanh xao

Suy nhược cơ thể kéo theo tình trạng thiếu máu, máu không được lưu thông trong cơ thể một cách bình thường, bên cạnh đó những người suy nhược cơ thể thường có sự mất cân bằng nội tiết dẫn tới da bị khô, biểu hiện với các triệu chứng như da xanh xao, da nứt nẻ, bong tróc, khô môi...

2.5. Dễ mắc bệnh và khó khỏi dứt điểm 

Những người suy nhược cơ thể đều có sự suy giảm sức đề kháng, điều này khiến cho người bệnh rất dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, ho sốt, viêm họng... và một khi bị mắc bệnh nhân cần thời gian rất lâu mới khỏi bệnh.

3. Chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mạn tính như thế nào?

Hội chứng mệt mỏi mạn tính thường được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám thực thể qua bảng đánh giá xét nghiệm. Người bệnh cần khám tổng quát, làm xét nghiệm tổng quát để phát hiện ra các vấn đề cần làm rõ. Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng thực thể để tiến hành chỉ định làm các xét nghiệm Thường sẽ có các xét nghiệm phù hợp như: tổng phân tích tế bào máu, tốc độ máu lắng, điện giải đồ...

Tuy nhiên trong một số trường hợp khi kiểm tra tổng quát mọi thứ đều bình thường thì đây cũng là cơ sở giúp bác sĩ xem xét, đánh giá khi bạn có triệu chứng mệt mỏi và đi khám vào lần sau. 

4. Phòng ngừa hội chứng mệt mỏi mạn tính như thế nào?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói luôn đúng, đừng bao giờ để bệnh nặng rồi mới tá hỏa đi chữa trị. Khi đó việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém và rất khó phục hồi lại được tình trạng sức khỏe như ban đầu. Để phòng ngừa hội chứng mệt mỏi mạn tính thường không quá khó khăn, gian nan như chúng ta vẫn nghĩ. Mọi người hãy lưu tâm đến những điều sau đây:

4.1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống lành mạnh

Dinh dưỡng rất quan trọng đối với mỗi con người, đây là nền tảng để có được cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực, đẩy lùi mệt mỏi, uể oải. Một bữa ăn chất lượng phải luôn được cân bằng giữa các yếu tố chất béo, chất đạm, tinh bột, chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất.

Nên tăng cường ăn rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Khẩu phần ăn nên đa dạng, chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau tạo cảm giác ngon miệng giúp ăn nhiều, như vậy sẽ đảm bảo chất dinh dưỡng. 

Ăn uống cũng cần có chừng mực, điều độ, không nên ăn quá no, không bỏ bữa. Nên bổ sung sữa, trái cây vào các bữa phụ rất giàu dinh dưỡng và năng lượng giúp cơ thể không mệt mỏi, tốt cho trí não giúp cho việc học tập và làm việc hiệu quả. Nói không với thuốc lá và giảm uống bia rượu một cách tối đa để giữ gìn sức khỏe. 

hoi-chung-met-moi-man-tinh-1

4.2. Tập luyện, sinh hoạt khoa học điều độ 

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cần phải biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Không nên tự tạo quá nhiều áp lực cho chính bản thân mình cũng như trong công việc bởi những căng thẳng, xung đột nội tâm kéo dài rất nguy hiểm, chúng âm thầm phá hủy hệ miễn dịch, là căn nguyên gây nên nhiều bệnh tật. 

Không nên thức quá khuya, một giấc ngủ đầy đủ chất lượng sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng và tinh thần phấn chấn. Thiếu ngủ gây ra suy nhược thần kinh, mệt mỏi, uể oải, tinh thần yếu ảnh hưởng không tốt đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa, tim mạch… khiến cơ thể kiệt quệ, sụt cân nhanh chóng. 

Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày cũng là một cách rèn luyện sức khỏe rất tốt, không chỉ giúp chúng ta khỏe mạnh hơn, tăng cường hệ miễn dịch mà còn tạo tâm lý thoải mái. Đây chính là một yếu tố thuận lợi để có một cơ thể luôn khỏe mạnh. 

4.3. Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vậy nên chúng ta cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, kịp thời phát hiện và xử lý sớm khi những dấu hiệu của bệnh mới manh nha xuất hiện. Khi bản thân có những bệnh nền như tiểu đường, huyết áp, tim mạch cần tuân thủ điều trị thật tốt.

Cùng với đó, người bệnh nên bổ sung thêm sản phẩm bồi bổ sức khỏe từ sâu bên trong, tăng cường sức đề kháng để chống chọi lại bệnh tật. Hằng năm nên đi tiêm chủng đầy đủ để tạo ra các kháng nguyên chống lại mọi bệnh truyền nhiễm. Tư vấn và liệu pháp hành vi có thể giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng suy nhược mạn tính.

hoi-chung-met-moi-man-tinh-2

4.4. Cân bằng cảm xúc, suy nghĩ tích cực 

Tâm trạng không tốt, suy nghĩ tiêu cực trong một thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể sản xuất ra những hormone nội sinh độc hại gây suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng.

Đây cũng chính là căn nguyên gây ra rất nhiều bệnh tật. Chính vì thế mỗi chúng ta cần phải học cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tích cực, sống nhẹ nhàng không nên lúc nào cũng đắm chìm trong những muộn phiền, lo âu. 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về hội chứng mệt mỏi mạn tính: triệu chứng, chẩn đoán và cách phòng ngừa hiệu quả.

thông tin tư vấn

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại