Thiếu máu thiếu sắt (hay còn gọi là thiếu máu do thiếu sắt) là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt hay nói cách khác là cơ thể bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin do thiếu sắt.
Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả như thế nào? Hãy cùng đọc bài sau để biết được thông tin chính xác nhất.
Thiếu máu thiếu sắt là một dạng phổ biến của bệnh thiếu máu, bệnh khá phổ biến ở Việt Nam Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng, hay nói một cách khác là cơ thể không có đủ chất sắt lượng cung cấp hồng cầu cần thiết. Hồng cầu là các tế bào trong máu giúp mang oxy đến các mô của cơ thể.
Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng thiếu máu thiếu sắt là tình trạng giảm hấp thụ sắt từ thức ăn.
Nguyên nhân dẫn đến mất máu rất rõ ràng, cụ thể chẳng hạn như phụ nữ có lượng kinh nguyệt nhiều, mang thai nhiều lần hoặc một người có vết loét chảy máu đã biết. Ở một số trường hợp khác vị trí chảy máu không rõ ràng như ở một người bị chảy máu mạn tính trong đường tiêu hóa (dạ dày, ruột non, đại tràng). Một số trường hợp tham gia hiến máu thường xuyên cũng có thể ra tình trạng thiếu sắt.
Bình thường cơ thể hấp thụ sắt qua đường tiêu hóa. Nếu như đường tiêu hóa không hoạt động bình thường như trường hợp phải cắt bỏ dạ dày hoặc các hình thức phẫu thuật giảm cân khác dẫn tới việc hấp thụ sắt không đầy đủ dẫn đến việc thiếu máu do thiếu sắt.
Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý thì chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh lý này. Bình thường cơ thể chúng ta cần 100- 200 gram sắt mỗi ngày nếu chế độ ăn không hợp lý sẽ không cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Những triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu thiếu sắt bao gồm:
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt cần tập trung chủ yếu vào điều trị nguyên nhân cơ bản với mục tiêu là bổ sung lượng sắt dự trữ.
Người bị thiếu máu thiếu sắt có thể bổ sung sắt, Vitamin bằng đường uống hoặc tĩnh mạch. Việc bổ sung sắt cần được duy trì đều đặn trong vòng trong 5 đến 6 tháng, ngay cả sau khi khôi phục mức hemoglobin bình thường, để cho phép bổ sung lượng sắt dự trữ cho cơ thể.
Tuy nhiên phương pháp này sẽ có một số hạn chế như sau:
Tuy nhiên, bạn không nên uống thuốc bổ sung sắt và vitamin tổng hợp có chứa sắt mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Các bác sĩ cảnh báo, ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt những người đã từng bị thiếu máu thiếu sắt có thể tăng nguy cơ tái phát trở lại, phụ nữ mang bầu.
Thực hiện chế độ ăn cân đối bổ sung sắt đầy đủ như các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu), hải sản, thịt gia cầm, các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau dền…
Đồng thời các bạn cũng có thể làm tăng hấp thụ sắt bằng nước uống hoa quả như nước cam, nước chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt. Chú ý không nên uống trà hay cà phê ngay sau khi ăn để tránh làm giảm sự hấp thụ của sắt.
Mẹ thiếu máu sắt có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi. Thiếu máu khi mang thai có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non, thai chậm phát triển trong tử cung, trẻ chậm phát triển trí tuệ...
Đó là lý do, bà bầu nào cũng cần phải uống viên sắt ngay khi có thai để dự phòng thiếu máu thai kỳ. Đối với phụ nữ có thai, liều bổ sung là 60mg sắt/ngày và 400 µg folic acid trong suốt thời gian có thai.