Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:10
RSS

Học ngay cách nhận biết bệnh liên cầu khuẩn lợn kẻo hối không kịp

Thứ sáu, 05/05/2017, 16:13 (GMT+7)

Bệnh liên cầu khuẩn lợn thường gặp ở những người hay ăn tiết canh hoặc thịt lợn ốm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, liên cầu lợn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khẩu liên cầu lợn Streptococcus suis gây ra. Bệnh xuất phát từ thói quen ăn tiết canh hoặc ăn phải thịt lợn bệnh, thịt chưa nấu chín, tiếp xúc với dịch qua vết thương ngoài da.

Liên cầu khuẩn lợn 1

Liên cầu khuẩn lợn thường xảy ra vào mùa hè nắng nóng. Ảnh Internet

Nhiễm liên cầu lợn không phát triển thành dịch như các bệnh về đường hô hấp hoặc do vi khuẩn, ký sinh trùng khác. Tuy nhiên, bệnh liên cầu khuẩn lợn có độ nguy hiểm, di chứng và tỷ lệ tử vong rất cao.

Dấu hiệu, triệu chứng

Sau khi bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn, thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài giờ tới vài ngày hoặc có thể lâu hơn, với một số triệu chứng gồm: lạnh run, đi cầu nhiều lần và ra phân lỏng, sốt,…

Sau đó, bệnh nhân bị nhiễm liên cầu lợn sẽ xuất hiện các dấu hiệu của viêm màng não như xuất hiện ở nhiều nơi trên có thể, rối loạn tri giác, cứng gáy, ù tai, điếc, buồn nôn, nôn, đau đầu, sốt cao,…

Trường hợp nhiễm khuẩn liên cầu lợn nặng, người bệnh sẽ bị suy đa phủ tạng, suy hô hấp, rối loạn đông máu nặng, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, tụt huyết áp, cơ thể lạnh, trụy mạch, sốc nhiễm độc, hôn mê và tử vong. 

Liên cầu khuẩn lợn 2

Tỷ lệ tử vong của bệnh liên cầu lợn lên tới 7%. Ảnh Internet

Biện pháp phòng bệnh

Với người giết mổ lợn: Không giết mổ lợn bệnh; không sử dụng thịt lợn chết làm thức ăn cho động vật khác và phải xử lý lợn chết vì bệnh một cách triệt để, tránh vi khuẩn liên cầu lợn lẫy nhiễm ra môi trường và cộng đồng.

Ngoài ra, người giết mổ lợn cần mang các dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết (mũ, kính, khẩu trang, găng tay,…); bảo đảm các vết thương hở không tiếp xúc với lợn hoặc sản phẩm của lợn; nơi giết mổ lợn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tách biệt với khu chế biến thức ăn.

Với người mua bán thịt lợn: Để phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn, tuyệt đối không mua bán lợn bị bệnh; không mua bán lợn hoặc thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ; chỉ kinh doanh thịt lợn có nguồn gốc, không bị bệnh và có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y.

Liên cầu khuẩn lợn 3

Ăn tiết canh, thịt sống có thể gây nhiễm liên cầu lợn. Ảnh Internet

Với người chế biến thức ăn: Đảm bảo rửa tay trước khi nấu nướng và giữ vệ sinh sạch sẽ cho khu vực chế biến thức ăn; khi lưu trữ, bảo quản thịt sống phải tách biệt với khu vực bảo quản đồ ăn sẵn và thịt đã chế biến để tránh lây nhiễm khuẩn liên cầu lợn; không dùng chung dụng cụ chế biến thịt sống với thịt chín; rửa tay sạch sẽ sau khi chế biến thịt; thịt phải được nấu chín kỹ trước khi ăn;…

Với người tiêu dùng: Tuyệt đối không ăn nội tạng lợn chưa chín kỹ, thịt lợn sống, tiết canh; không ăn thịt lợn hoặc sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ; nếu tay có vết trầy xước không được tiếp xúc với sản phẩm từ thịt lợn sống, trừ trường hợp đeo găng tay.

Cách điều trị

Cần học cách nhận biết dấu hiệu nhiễm liên cầu lợn để phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện viêm màng não. Nếu nghi ngờ người nhà hoặc bản thân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, cần đi khám và điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ biến chứng và tỷ vong.

Liên cầu khuẩn lợn 4

Người nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể phải chịu nhiều di chứng. Ảnh Internet

- Điều trị kháng sinh đặc hiệu Penicillin liều cao: Người bệnh có thể truyền tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc uống thuốc thường là trên 10 ngày. Ngoài ra, có thể dùng một số loại kháng sinh khác như nhóm Cephalosporin, Erythromycin hoặc Ampicillin.

- Điều trị từng triệu chứng của bệnh liên cầu lợn và áp dụng biện pháp hồi sức tích cực nếu có biến chứng nặng.

- Nếu có điều kiện, người mắc liên cầu khuẩn lợn nên lọc máu. Cần lưu ý rằng quá trình điều trị nhiễm liên cầu lợn rất lâu dài và tốn kém, dù khỏi bệnh vẫn có thể phải chịu những di chứng nặng nề như điếc, phải cắt chi.

 

Tri Thu (T/h)
Theo Đời sống Plus