Thời gian qua đã có không ít vụ ngộ độc Methanol khiến nhiều người nhập viện cấp cứu hoặc thậm chí là tử vong. Điều này khiến không ít người đặt ra câu hỏi ngộ độc Methanol là gì mà có thể gây hậu quả nghiêm trọng như vậy tới sức khỏe?
Methanol là gì?
Methanol (công thức hóa học CH3OH) là một loại cồn công nghiệp và được gọi dưới nhiều tên khác nhau như môi alcohol, colonial spirit hay methyl alcohol,… Các trường hợp ngộ độc Methanol xảy ra khi dùng Methanol thay thế cho Ethanol hoặc khi pha lẫn Methanol trong rượu giả, rượu lậu, rượu kém chất lượng,…
Biểu hiện ngộ độc cồn công nghiệp Methanol
Các triệu chứng ngộ độc Methanol thường xuất hiện trong vòng ít nhất 30 phút sau khi uống, tùy vào lượng Methanol mà bệnh nhân uống phải. Trường hợp bệnh nhân uống cùng Ethanol, các biểu hiện ngộ độc cồn công nghiệp sẽ diễn ra chậm hơn.
Thông thường triệu chứng ngộ độc Methanol sẽ chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu thường nhẹ và khó phát hiện, kéo dài trong khoảng vài giờ đến 30 giờ đầu khiến bệnh nhân chủ quan hoặc không phát hiện được. Tuy nhiên, sau đó các biểu hiện ngộ độc sẽ biểu hiện rõ ràng hơn.
- Thần kinh: Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, đau đầu, cảm xúc rối loạn lúc hưng phấn, lúc bồn chồn, trí nhớ lẫn lộn, dễ ngủ lịm đi hoặc bị co giật, lâm vào hôn mê.
- Mắt: Ban đầu, người bị ngộ độc vẫn nhìn rõ song sau đó thị giác mờ dần, đau mắt, sợ ánh sáng, xuất hiện ảo thị (nhìn thấy đường hầm, các chấm nhảy múa, ánh sáng chói,…), giảm hoặc mất thị lực. Đáy mắt có gai thị xung huyết. Trường hợp ngộ độc nặng, đồng tử giãn cố định, có thể bị tụt não, nhồi máu nhân bèo hoặc xuất huyết.
- Dấu hiệu sinh tồn: Huyết áp bình thường nhưng nhịp thở sâu và nhanh, nhịp tim nhanh, có thể bị tử vong do ngừng thở.
Cách xử trí khi bị ngộ độc Methanol
Nguyên tắc sơ cứu quan trọng nhất là phải đảm bảo cho đường hô hấp được thông thoáng bằng cách cho bệnh nhân bị ngộ độc Methanol nằm cao đầu hoặc chọn tư thế nằm nghiêng an toàn. Cách vài giờ phải gọi bệnh nhân dậy và cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết.
Nếu bệnh nhân không tỉnh, thở sâu và nhanh, ứ đọng hầu họng nhiều hoặc co giật, cần giữ bệnh nhân tiếp tục nằm nghiêng, tư thế đầu cao an toàn và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa tới bệnh viện. Nếu bệnh nhân tỉnh nhưng kêu chóng mặt, đau đầu, nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt,… cũng cần đưa ngay tới bệnh viện khám và điều trị.
Lưu ý, tuyệt đối không cho người ngộ độc Methanol uống các loại thuốc chống nôn, thuốc bổ gan, thuốc giảm đau, hạ sốt để tránh gây xuất huyết trong, kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc khiến chất độc bị giữ lại trong cơ thể gây hại cho gan. Không uống mật ong pha loãng để tránh bị say hơn.
Nên cho người bệnh uống nhiều nước ấm để tránh mất nước, không uống nước lạnh. Ngoài ra, có thể cho bệnh nhân dùng thêm nước gừng tươi (thái lát và đun sôi kỹ), nước chè xanh đặc, nước đậu ninh nhừ (đặc biệt là nước đậu xanh), sinh tố chuối, nước bưởi ép, nước cam, nước chanh, nước mía,… để giải độc.
Người bị ngộ độc cồn công nghiệp không nên tắm ngay vì dễ bị trụy tim mạch, đột quỵ do giảm thân nhiệt, hạ đường huyết đột ngột. Nên bổ sung thêm đậu nành, trái cây, rau xanh trong thực đơn để cung cấp chất chống oxy hóa và vitamin giúp hạn chế tác động của cồn công nghiệp tới hoạt động của gan.
Di chứng sau khi ngộ độc Methanol
Di chứng thần kinh: Giả liệt vận nhãn, viêm tủy cắt ngang, thiếu hụt nhận thức, H/C Parkinson.
Di chứng tiêu hóa: Chức năng gan bị ảnh hưởng, viêm tụy cấp (biểu hiện như tiêu chảy, nôn, đau thượng vị), viêm dạ dày xuất huyết.
Ngoài ra, người bị ngộ độc Methanol có thể gặp phải một số di chứng khác như vã mô hồi, da bị lạnh, cứng cơ, cứng gáy (tương tự như trường hợp xuất huyết màng não), đau người, đau lưng.