Thứ bảy, 18/01/2025 | 13:56
RSS

Hiện tượng WeWork là gì? Vì sao WeWork trượt dốc?

Thứ sáu, 25/09/2020, 15:55 (GMT+7)

WeWork còn là startup công nghệ có giá trị vốn hóa cao nhất nước Mỹ: 47 tỷ USD. Nhưng giờ công ty chia sẻ văn phòng đối mặt với nguy cơ phá sản.

Cú lừa WeWork bị lật tẩy

WeWork đã chính thức hủy kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) dự kiến diễn ra ngày 30/9/2019. Trước đó vài ngày, CEO WeWork cũng đã từ chức.

Chỉ vừa mới đây, WeWork vẫn được xem là một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới được định giá tới 47 tỷ USD. Chỉ trong một tháng, giá trị vốn hóa của doanh nghiệp này đã bốc hơi 37 tỷ USD, chỉ còn vỏn vẹn 10 tỷ USD và được dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm nặng nề hơn.

Giới đầu tư đã chùn bước trước cổ phiếu này, trong bối cảnh doanh nghiệp đã lỗ hàng tỷ USD và không nhìn thấy triển vọng lợi nhuận.

“Chúng tôi đã quyết định hoãn đợt chào bán công khai này để tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của Công ty”, ông Artie Minson và ông Sebastian Gunningham, đồng Giám đốc điều hành WeWork, cho biết trong một tuyên bố.

Ông Minson và ông Gunningham đã nắm quyền điều hành Công ty vào tuần trước, sau khi Adam Neumann, người đồng sáng lập của WeWork nộp đơn từ chức. Thông tin về vụ việc này vẫn đang được tiếp tục cập nhật.

Hiện tượng WeWork. Vì sao WeWork trượt dốc?

Những rắc rối của WeWork bắt đầu khi công ty này nộp hồ sơ xin IPO. Thống kê tài chính của WeWork cho thấy, năm 2016, Công ty đạt doanh thu 436 triệu USD, nhưng lỗ 429 triệu USD. Năm 2017, doanh thu tăng lên 886 triệu USD và lỗ vọt tới 890 triệu USD. Đến năm ngoái, WeWork thu về 1,8 tỷ USD và lỗ 1,6 tỷ USD.

Tình hình kinh doanh năm 2019 không có gì khả quan hơn. Trong 6 tháng đầu năm, WeWork lỗ khoảng 1,3 tỷ USD với doanh thu 1,5 tỷ USD. Đến khi đó, giới đầu tư mới giật mình nhận ra tình trạng sức khỏe tệ hại của WeWork.

Vụ lùm xùm của WeWork được coi là “cú tát” như trời giáng vào các doanh nghiệp coworking space trên toàn cầu. Các nhà đầu tư đang dừng lại nghe ngóng thêm, rồi mới tiếp tục rót tiền.

Thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi đang bùng nổ mô hình kinh doanh này vài năm gần đây.

Trước cú sốc WeWork, ông Đỗ Sơn Dương, sáng lập và điều hành chuỗi Coworking space Toong cho rằng, đây không phải là trường hợp đầu tiên trong giới start-up thế giới IPO thất bại và gặp khó khăn từ trước và cả sau khi IPO.

Lao dốc nhục nhã

Những sức ép dữ dội khiến WeWork oằn mình. Tháng 9, có tin WeWork tính bán cổ phiếu với giá thấp hơn 50% so với kỳ vọng ban đầu, đẩy giá trị vốn hóa của hãng xuống còn 20-30 tỷ USD. Đó bị coi là cú lao dốc vô cùng nhục nhã với startup "kỳ lân" lừng lẫy suốt bao năm qua. 

Ngày 8/9, giá trị vốn hóa của WeWork tiếp tục bị kéo tụt xuống dưới 20 tỷ USD. SoftBank bắt đầu gây sức ép buộc CEO Neumann từ bỏ kế hoạch IPO. Đổ 10 tỷ USD để mua 29% cổ phần WeWork, nhà đầu tư Son rất muốn một chiến thắng vang dội. Nhưng tất cả đã trễ. 

Đo Đo
Theo Đời sống Plus/GĐVN