Thứ năm, 25/04/2024 | 21:23
RSS

Giải đáp thắc mắc: “Bệnh trĩ có nguy hiểm không?”

Thứ tư, 09/11/2022, 13:54 (GMT+7)

Trĩ là bệnh lý phổ biến, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Bệnh trĩ có nguy hiểm không, có thể gây ra biến chứng gì và làm sao để cải thiện triệu chứng nhanh chóng?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không

Tìm hiểu "Bệnh trĩ có nguy hiểm không?"

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Bệnh trĩ nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tình trạng trĩ. Dựa vào vị trí phát triển búi trĩ, bệnh trĩ được chia thành các loại:

  • Trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở dưới niêm mạc, trong ống hậu môn phía trên đường lược, còn được gọi là đường hậu môn – trực tràng. Vì trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên ở giai đoạn sớm thường không nhìn thấy và chỉ phát hiện khi đi ngoài ra máu.
  • Trĩ ngoại: Là tình trạng búi trĩ nằm dưới da xung quang lỗ hậu môn. Trĩ ngoại có thể nhìn thấy, sờ thấy và thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu nhiều hơn trĩ nội do vùng tổn thương tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như quần áo.
  • Trĩ hỗn hợp: Khi các dây chằng vùng hậu môn thoái hóa và nhão ra, các búi trĩ nội và trĩ ngoại lại hợp với nhau. Các búi trĩ to dần lên và liên kết với nhau tạo thành vòng tròn trĩ.

Mắc bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ vốn dĩ không phải tình trạng nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời lại dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Thiếu máu

Bệnh trĩ có thể gây mất máu mãn tính do xuất huyết ở búi trĩ. Cơ thể không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để trao đổi oxy dẫn đến mệt mỏi, vàng da, suy nhược cơ thể. Trường hợp nặng, người bệnh có thể cần nhập viện điều trị.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không

Xuất huyết do búi trĩ có thể dẫn đến thiếu máu

Sa nghẹt hậu môn

Khi búi trĩ lớn sẽ chèn ép và làm tắc ống hậu môn. Tình trạng này khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành của các chức năng trong cơ thể.

Bên cạnh đó, sa nghẹt búi trĩ có thể là nguyên nhân gây lở loét, nhiễm trùng ống hậu môn và tiếp tục tiến triển thành các biến chứng nặng nề hơn.

Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu là biến chứng đặc biệt nghiêm trọng của trĩ. Búi trĩ không được điều trị dứt điểm, lở loét, viêm nhiễm nặng, vi khuẩn tấn công vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu.

Khi xuất hiện biến chứng này có nghĩa là bệnh nhân đã ở trong tình trạng rất nặng và khó điều trị. Nhiễm trùng máu có thể gây nguy hiểm tính mạng, nên cần điều trị chăm sóc đặc biệt và tiến hành lọc máu nếu cần thiết.

Ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất, giải đáp cho thắc mắc “bệnh trĩ lâu năm có nguy hiểm không?”. Hầu hết biến chứng này xuất hiện ở giai đoạn nặng của bệnh trĩ, khi không được điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân là bởi tình trạng viêm nhiễm vùng búi trĩ lâu ngày khiến vi khuẩn ăn sâu vào bên trong trực tràng, dẫn đến hình thành khối ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không

Ung thư trực tràng là biến chứng nặng nhất của bệnh trĩ

Cách điều trị và chăm sóc hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trĩ

1. Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây y  

  • Thuốc giảm đau, giảm ngứa như thuốc bôi lidocaine điều trị trĩ ngoại
  • Kẽm oxyd bôi giúp sát khuẩn và làm săn chắc cơ hậu môn
  • Thuốc làm mềm phân và nhuận tràng
  • Thuốc giúp tăng độ bền của tĩnh mạch

Lưu ý, những loại thuốc này không nên dùng kéo dài bởi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Trước khi dùng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng đúng thuốc và liều lượng phù hợp.

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, bởi một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ là ăn uống không lành mạnh dẫn đến táo bón. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này cần xây dựng khẩu phần ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung thêm chất xơ giúp nhuận tràng, làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Qua đó, hạn chế đi ngoài phân cứng gây tác động xấu lên búi trĩ. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ là rau mồng tơi, rau cải, súp lơ, khoai lang, đu đủ…

Tương tự như chất xơ, nước cũng có tác dụng giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Vì vậy, người bệnh trĩ nên tạo thói quen uống khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày góp phần cải thiện bệnh trĩ

3. Thay đổi thói quen đi vệ sinh

Nên đi đại tiện ngay khi có cảm giác mắc, bởi việc nhịn khiến phân giữ lại lâu trong trực tràng và hậu môn, dẫn đến khô cứng và ứ đọng, càng khó đi vệ sinh hơn.

Trong quá trình đi vệ sinh, cần tránh rặn mạnh. Bởi rặn mạnh sẽ tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch ở trực tràng dưới, khiến búi trĩ càng dễ chảy máu và phình to hơn.

4. Sử dụng Thuốc Trĩ Đông y

Trĩ là bệnh dễ tái phát và tiến triển nặng. Do đó, xu hướng mới hiện nay trong việc điều trị bệnh là sử dụng thuốc trĩ Đông y với mong muốn tác động vào nguyên nhân gây bệnh, dần dần thay đổi cơ địa và hạn chế bệnh tái phát. 

Bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ. Ngoài ra, tác dụng bổ tỳ vị giúp thay đổi cơ địa, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, giúp ngăn ngừa và dự phòng trĩ tái phát.

Kế thừa từ bài thuốc bí truyền hiệu quả, sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO thành Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị trĩ có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO

Thuốc Trĩ Nhất Nhất

Bệnh trĩ có nguy hiểm khôngTác dụng

Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Chỉ định

Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại