Thứ sáu, 22/11/2024 | 02:49
RSS

Tư vấn bệnh trĩ, giải đáp 6 thắc mắc thường gặp

Thứ tư, 05/10/2022, 16:01 (GMT+7)

Bệnh trĩ do đâu, khi nào cần phẫu thuật, dùng thuốc Đông y có được không… là những thắc mắc phổ biến. Tư vấn bệnh trĩ, giải đáp một số câu hỏi của người bệnh.

Tư vấn bệnh trĩ

Top 6 câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ

1. Tư vấn bệnh trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ (dân gian hay gọi là bệnh lòi dom) là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều.

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở độ tuổi từ 45 – 60. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hoá, những người trẻ tuổi từ 25 – 30 có nguy cơ mắc bệnh khá cao.

Tư vấn bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng các cụm tĩnh mạch sưng phồng lên ở khu vực hậu môn

2. Bệnh trĩ gồm có mấy loại?

Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ để phân loại bệnh trĩ thành nhiều loại khác nhau.

Bệnh trĩ ngoại

Đối với bệnh trĩ ngoại, búi trĩ được hình thành và phát triển ở bên rìa hậu môn. Người bệnh có thể quan sát bằng mắt hoặc sờ nhẹ để cảm nhận kích thước của búi trĩ.

Trĩ ngoại được chia thành 4 giai đoạn với mức độ nguy hiểm tăng dần:

  • Giai đoạn 1: Kích thước của búi trĩ chỉ bằng hạt đậu, người bệnh có cảm giác hơi cộm cộm ở dưới hậu môn khi ngồi, một ít máu có thể xuất hiện khi đi đại tiện.
  • Giai đoạn 2: Các búi trĩ phát triển thành một cục to hơn. Ở giai đoạn này, cảm giác đau nhiều hơn kèm theo rát, ngứa ngáy hậu môn, vướng xíu kể cả khi đứng hoặc ngồi.
  • Giai đoạn 3: Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện hoặc do cọ xát vào quần.
  • Giai đoạn 4: Búi trĩ hoàn toàn bị sa ra ngoài hậu môn, gây nhiều đau đớn.

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là tình trạng búi trĩ hình thành trên bề mặt lớp niêm mạc bên trong ống hậu môn.

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ khác nhau:

  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ mới bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn. Có hiện tượng đau rát khi đi vệ sinh, kèm theo ngứa ngáy nhẹ.
  • Trĩ nội độ 2: Người bệnh bắt đầu có cảm giác khó chịu nhiều hơn, đi cầu ra máu nhiều hơn. Đặc biệt là có cục thịt nhỏ lồi ra ngoài ống hậu môn khi cố gắng gồng mình đi cầu.
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn và không có khả năng co lên, người bệnh phải dùng tay để đẩy vào bên trong. Tình trạng đau đớn tăng cao, đặc biệt là khi đi cầu hoặc ngồi trên ghế.
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ hoàn toàn sa ra ngoài và không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn. Người bệnh luôn đau đớn và tình trạng chảy máu xảy ra ngay cả khi đứng hoặc ngồi.

Tư vấn bệnh trĩ

Trĩ được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại dựa vào vị trí của bệnh

3. Bệnh trĩ do nguyên nhân nào?

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Rặn khi đi cầu
  • Ngồi lâu trên bồn cầu
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
  • Béo phì
  • Mang thai
  • Giao hợp qua đường hậu môn
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

Tư vấn bệnh trĩ

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị trĩ

4. Các dấu hiệu của bệnh trĩ có gì đặc biệt?

Các biểu hiện triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:

  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
  • Đau hoặc khó chịu do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
  • Sưng vùng quanh hậu môn.
  • Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
  • Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ). 

5. Bệnh trĩ có chữa khỏi được không?

Theo các chuyên gia y tế, tùy vào từng cấp độ khác nhau của trĩ mà việc điều trị cần được tiến hành với phương pháp phù hợp nhất.

Khi trĩ hình thành, bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán kỹ rồi mới áp dụng biện pháp điều trị. Trĩ không thể tự khỏi, hơn nữa, nếu áp dụng phương pháp điều trị không đúng, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và để lại biến chứng nguy hiểm.

Do vậy, bất kể trong trường hợp nào, khi phát hiện hoặc nghi ngờ trĩ, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và xử lý kịp thời. Trĩ là căn bệnh tái đi tái lại nhiều lần nên cần có phương pháp điều trị dứt điểm và hiệu quả nhất. Đồng thời, người bệnh cần được tư vấn kỹ về chế độ chăm sóc, sinh hoạt để hạn chế sự phát triển của búi trĩ.

6. Tư vấn chữa bệnh trĩ bằng phương pháp nào?

Điều trị trĩ hiện nay có phương pháp khác nhau, bao gồm:

Dùng thuốc Tây y

Với các trường hợp bệnh phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, kem bôi, thuốc đặt hậu môn.

Phẫu thuật

Trường hợp dùng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Có nhiều thủ thuật như laser, tiêm xơ, thắt vòng cao su, chiếu tia hồng ngoại, đốt bằng dao điện tia cực tím...

Tư vấn bệnh trĩ

Trong trường hợp dùng thuốc không hiệu quả thì sẽ được chỉ định phẫu thuật

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Thường xuyên luyện tập thể dục, hạn chế các thói quen xấu như thức khuya, ngồi nhiều, nhịn tiểu, ngồi bồn cầu lâu, uống nhiều rượu, bia, sử dụng chất kích thích... để phòng tránh cũng như tránh triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Dùng Thuốc Trĩ Đông y

Các biện pháp sử dụng thuốc Tây y chủ yếu giúp giảm triệu chứng trong việc điều trị trĩ, chứ không tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, xu hướng mới hiện nay là sử dụng Thuốc Trĩ Đông y tác động vào nguyên nhân gây bệnh, giúp thay đổi cơ địa người bệnh và hạn chế tái phát.

Đông y có bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả, tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ. Ngoài ra, tác dụng bổ tỳ vị giúp thay đổi cơ địa, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa và dự phòng trĩ tái phát.

Kế thừa từ bài thuốc bí truyền hiệu quả, sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng. Tiêu biểu như Thuốc Trĩ Nhất Nhất.

Thuốc Trĩ Nhất Nhất có tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Trên đây là một số tư vấn về bệnh trĩ và các biện pháp điều trị hiệu quả. Người bệnh trĩ nội và trĩ ngoại có thể tham khảo để áp dụng.

Thuốc Trĩ Nhất Nhất

Tư vấn bệnh trĩ Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát

Chỉ định

Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 09/2022/XNQC/YDCT

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại