Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:21
RSS

Mô tả triệu chứng trĩ ngoại và cách điều trị hiệu quả nhất

Thứ hai, 26/09/2022, 18:57 (GMT+7)

Trĩ ngoại gây ra rất nhiều đau đớn, nhất là với những người thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ. Để điều trị trĩ ngoại hiệu quả, cần xác định được đúng nguyên nhân và tình trạng bệnh.

triệu chứng trĩ ngoại

Triệu chứng trĩ ngoại rất dễ nhận biết

Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở nước ta. Đặc biệt, căn bệnh này ngày càng trẻ hóa, phổ biến ở độ tuổi 30 và những người làm việc văn phòng. Hiểu rõ về bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng sẽ giúp điều trị kịp thời, đồng thời có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại phân biệt với bệnh trĩ nội ở vị trí của búi trĩ. Cụ thể, trĩ nội hình thành búi trĩ bên trong thành trực tràng, thường không gây đau nhưng gây chảy máu khi đi đại tiện. Trong khi đó bệnh trĩ ngoại có búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn, có xu hướng gây đau nhiều hơn trĩ nội. Nếu mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại gọi là trĩ hỗn hợp.

triệu chứng trĩ ngoại

Trĩ ngoại là tình trạng các búi trĩ xuất hiện ở phía ngoài ống hậu môn

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trĩ là rặn nhiều lần trong khi đi tiêu, ngồi lâu (nhất là những người làm các công việc thường phải ngồi thời gian dài như dân văn phòng, lái xe…). Ngồi lâu và rặn khi đi tiêu dẫn đến tích tụ máu, gây giãn các mạch ở khu vực hậu môn, từ đó dẫn đến bệnh trĩ.

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố nguy cơ khác như:

  • Nâng vật nặng thường xuyên
  • Chế độ ăn ít chất xơ và rau xanh, thường xuyên ăn đồ cay nóng
  • Uống ít nước
  • Béo phì
  • Mang thai
  • Do cơ địa

triệu chứng trĩ ngoại

Lái xe đường dài lâu ngày có thể gây ra bệnh trĩ ngoại

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Triệu chứng lâm sàng của bệnh trĩ ngoại tương đối dễ nhận biết do búi trĩ nằm gần ống hậu môn, tuy nhiên các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh:

1. Dấu hiệu trĩ ngoại nhẹ

  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi
  • Có cảm giác mót rặn, tức ở hậu môn
  • Ngứa xung quanh hậu môn hoặc khu vực trực tràng
  • Đau rát hậu môn trong và sau khi đi tiêu hoặc đau rát âm ỉ cả ngày, đặc biệt là khi ngồi
  • Đi tiêu thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn

2. Dấu hiệu trĩ ngoại nặng

  • Hậu môn luôn nóng rát
  • Hậu môn xuất hiện các mô trông như thịt thừa
  • Búi trĩ màu đỏ, bên trong chứa nhiều mạch máu
  • Búi trĩ phình to, thường có màu xanh tím
  • Búi trĩ huyết khối gây đau đớn và rất dễ bị vỡ khi cọ xát

triệu chứng trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại gây ngứa, đau rát, chảy máu hậu môn

Điều trị bệnh trĩ ngoại như thế nào?

1. Phương pháp không dùng thuốc

  • Tắm nước ấm: Ngâm hậu môn trong bồn tắm (chậu tắm) với một ít nước ấm trong khoảng 20 phút/lần, thực hiện 2 - 3 lần/ngày, nhất là sau mỗi lần đi đại tiện. Sau đó, lau khô nhẹ nhàng vùng hậu môn bằng vải hoặc khăn mềm, không chà xát vùng hậu môn.
  • Chườm đá: Đặt một túi nước đá, chườm nhiều lần lên vùng hậu môn để giảm đau, sưng.
  • Ngồi xổm khi đi vệ sinh: Tư thế đi vệ sinh tốt nhất cho người bệnh trĩ là ngồi xổm (có thể đặt chân ghế khi ngồi bồn cầu). Tư thế này giúp trực tràng tống phân ra ngoài thuận tiện hơn.
  • Sử dụng đệm: Ngồi lên đệm thay vì bề mặt cứng sẽ giảm sưng cho người bị bệnh trĩ, hạn chế hình thành các búi trĩ mới.
  • Giữ hậu môn sạch sẽ: Người bệnh trĩ ngoại nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ hằng ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, sau đó lau khô hoặc dùng máy sấy để làm khô.
  • Chọn quần lót bằng vải cotton: Mặc quần lót bằng vải cotton rộng sẽ giúp khu vực hậu môn thông thoáng, không gây áp lực lên búi trĩ, tránh làm bệnh trĩ nặng hơn.

2. Sử dụng thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây chủ yếu giúp điều trị triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau, ngứa.

Một số loại thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Ibuprofen hoặc Acetaminophen,...
  • Thuốc bôi trĩ: Hydrocortisone, Cotripro, Titanoreine,...
  • Thuốc giảm ngứa tại chỗ: Kem Hydrocortisone
  • Thuốc khác: Thuốc đặt hậu môn, thuốc chống táo bón, thuốc làm mềm phân...

Khi sử dụng thuốc điều trị trĩ ngoại, cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc bởi sẽ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

triệu chứng trĩ ngoại

Sử dụng thuốc Tây giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Thuốc Trĩ Đông y – Giải pháp hiệu quả điều trị trĩ ngoại

Các biện pháp sử dụng thuốc Tây y hay các mẹo dân gian chủ yếu giúp giảm triệu chứng trong việc điều trị trĩ ngoại, ít hoặc không tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, bệnh dễ tái phát và ngày càng nặng.

Xu hướng mới hiện nay là sử dụng Thuốc Trĩ Đông y với mong muốn tác động vào nguyên nhân gây bệnh, dần dần thay đổi cơ địa và hạn chế bệnh tái phát.

Bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ. Ngoài ra, tác dụng bổ tỳ vị giúp thay đổi cơ địa, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, giúp ngăn ngừa và dự phòng trĩ tái phát.

Kế thừa từ bài thuốc bí truyền hiệu quả, sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO thành Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng. Tiêu biểu như sản phẩm Thuốc Trĩ Nhất Nhất.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị trĩ ngoại có thể tham khảo sử dụng.

Thuốc Trĩ Nhất Nhất

triệu chứng trĩ ngoại Thuốc Trĩ Nhất Nhất, sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO

Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát

Thuốc Trĩ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Tư vấn miễn phí (giờ hành chính): 1800.6689

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 09/2022/XNQC/YDCT

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại