Thứ sáu, 22/11/2024 | 06:56
RSS

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt và đau bụng kinh

Thứ bảy, 14/09/2019, 16:00 (GMT+7)

Dù đã được giáo dục từ nhỏ về kinh nguyệt và đau bụng kinh nhưng đây là vẫn là mỗi quan tâm của phụ nữ. Cùng giải đáp những câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt.

kinh nguyệt và đau bụng kinh

Kinh nguyệt và đau bụng kinh là mối quan tâm của phần lớn phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt là đặc quyền cũng là nỗi khổ của mỗi người phụ nữ. Kể từ khi còn nhỏ, phụ nữ thường đã được giáo dục về hiện tượng này và thường có xu hướng che giấu những gì liên quan đến chu kỳ kinh của mình bao gồm thời gian có kinh, cảm giác khi có kinh… Nhưng theo các chuyên gia sản phụ khoa, kinh nguyệt chính là thứ phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khoẻ của phụ nữ, thể hiện qua màu sắc, khối lượng, độ dài thời gian ra kinh, chu kỳ kinh, hiện tượng đau bụng kinh hay không và rất cần được mỗi người hiểu rõ về chu kỳ của bản thân mình. 

Kinh nguyệt ở phụ nữ có khi nào và mất khi nào?

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến sớm hay muộn. Theo nghiên cứu ước tính độ tuổi trung bình của nữ giới xuất hiện "đèn đỏ" lần đầu tiên là 12 tuổi. Đến khoảng 50 tuổi, chu kỳ này sẽ biến mất.

Vì sao có hiện tượng kinh nguyệt?

Nguồn gốc dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt là sự thay đổi hormone sinh dục. Khi thiếu nữ đến tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động và bài tiết hormone, tác động vào lớp lót bên trong niêm mạc tử cung (gọi là nội mạc). Sự biến đổi nội tiết này làm đứt các mạch máu nhỏ khiến nội mạc tử cung không còn được nuôi dưỡng nên bong tróc ra. Đồng thời lúc này trứng chín mà không được thụ tinh sẽ rụng xuống. Cơn co tử cung sẽ đẩy các mảnh nội mạc bong tróc cùng với máu ra ngoài.

kinh nguyệt và đau bụng kinh

Vì sao phụ nữ cảm thấy đau khi hành kinh?

Đau bụng kinh chia làm 2 loại. Thứ nhất là đau bụng kinh nguyên phát, thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì, kéo dài khoảng 2 đến 3 năm. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài. Ngoài ra, một số người có cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng khi đến chu kỳ kinh.

Thứ hai là đau bụng kinh thứ phát. Nguyên nhân thường gặp là bệnh lý lạc nội mạng tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, đặt vòng tránh thai... Ngoài ra còn có yếu tố di truyền. Các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ bị đau bụng kinh thì con gái có nguy cơ bị đau bụng kinh cao hơn. Yếu tố thần kinh, tinh thần bất ổn cũng khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra theo đông y, tình trạng đau bụng kinh là do máu huyết bị ứ trệ trong cơ thể, không thoát ra ngoài bình thường là tác nhân chính gây đau. Khi huyết ứ trong cơ thể gây nên tình trạng đau tức bụng tại thời điểm trước và mới hành kinh. Do lượng máu lưu thông kém, thoát ra chậm nên bụng trướng căng cứng, đau thành cơn, máu kinh ra ít, màu sẫm, ra huyết cục, khi xoa bụng thấy dễ chịu, khi kinh ra được nhiều thì sẽ đỡ đau. Còn khi huyết hư sẽ dẫn đến cơ thể suy nhược khi hành kinh gây tình trạng bụng đau liên miên, dai dẳng trong và sau quá trình hành kinh, thần sắc nhợt nhạt, đau đầu, choáng váng, khó ngủ, máu huyết nhiều hoặc ít tùy cơ địa nhưng nhạt màu, có thể ra máu kèm theo khí hư, thời gian hành kinh kéo dài.

kinh nguyệt và đau bụng kinh

Huyết ứ, huyết hư là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng kinh ở phụ nữ

Những dấu hiệu thường gặp báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt sắp đến?

Đau tức ngực, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng dịch nhầy cổ tử cung là những thay đổi sinh học chuẩn bị cho việc sinh sản có thể xảy ra trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số người không cảm thấy có thay đổi cụ thể nào, số khác lại có triệu chứng dữ dội, thường gặp nhất là đau bụng dưới.

Màu sắc và trạng thái kinh nguyệt thường sẽ như thế nào?

Kinh nguyệt bình thường phần nhiều có màu đỏ sẫm. Nếu kinh nguyệt có màu đỏ tươi, màu cà phê, màu vàng hoặc màu đen giống như nước giọt gianh thì cần để tâm theo dõi. Đông y cho rằng, hiện tượng này là do khí hư có hàn hoặc nhiệt như thở ngắn hơi, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, tay chân rã rời, cử động uể oải. 

Máu kinh nguyệt bình thường không đặc, hơi dính, trong có thể thấy các cục dính màu trắng (là mảnh vụn của màng trong tế bào). Nếu máu kinh nguyệt vừa dính vừa đông đặc hoặc trong suốt như nước, hoặc kết thành hòn máu to và cứng thì có thể do máu ứ, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

kinh nguyệt và đau bụng kinh

Màu sắc kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn

Lượng máu kinh như thế nào là bình thường?

Lượng kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít đều là biểu hiện không bình thường. Lượng kinh nguyệt nhiều có thể được hiểu hoặc là lượng máu chảy ra quá nhiều (bình thường không quá 100ml), thời gian hành kinh quá dài (bình thường là 7 ngày).

  • Kinh nguyệt quá nhiều: Thường do màng trong tử cung bong ra bất thường và do chứng tăng sinh màng tử cung, hoặc có những bệnh tử cung nhu u xơ tử cung...; hoặc những bệnh của các cơ quan khác như rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu...; hoặc do chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh như không chú ý vệ sinh kinh nguyệt, bị lạnh, bị nóng quá, tinh thần căng thẳng... gây nên.
  • Kinh nguyệt quá ít: Phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh, hoặc những tháng trước thấy kinh bình thường, mà nay liên tục trên 3 tháng không thấy thì gọi là bế kinh (tắc kinh). Bế kinh thường do các bệnh mạn tính toàn thân như thiếu máu nghiêm trọng, bị bệnh gan, đái đường... mắc một số bệnh sán hút máu..., dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hoà, lao bộ phận sinh dục....

Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2 như thế nào khi bị đau bụng kinh?

Bạn dùng thuốc với liều 4 viên 1 ngày chia 2 lần sáng tối trước 5 ngày chu kỳ kinh và dùng thêm trong chu kỳ kinh đến khi dừng kinh (tối đa sử dụng 10 ngày liên tiếp) rồi theo dõi tình trạng đau bụng kinh. Thông thường chỉ cần dùng trong 1 chu kỳ là tình trạng đau bụng của bạn sẽ giảm đi đáng kể. 

Nếu tình trạng đau của bạn diễn ra đã lâu, bạn nên dùng thuốc đều đặn trong vòng 3 tháng uống hàng ngày, mỗi ngày 4 viên chia 2 lần sáng tối để có hiệu quả lâu dài.

(*) Hội nghị quốc tế thuốc thảo dược tại Seoul, 2013 định nghĩa: thuốc Đông y thế hệ 2 không phải là thuốc hỗ trợ điều trị mà là thuốc điều trị chủ đạo, dùng cho bệnh nặng, được nghiên cứu lâm sàng đầy đủ và cạnh tranh hiệu quả với tân dược.

Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN