Gần 5 triệu người thất nghiệp do ảnh hưởng từ dịch covid-19 Ảnh TTO
Tại cuộc họp báo sáng nay (24/4), Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động từ đầu năm đang ở mức thấp kỷ lục trong 10 năm, với khoảng 75,4% dân số từ 15 tuổi trở lên, thấp hơn 1,2-1,3% so với quý trước và cùng kỳ các năm.
Trong ba tháng đầu năm, gần một triệu lao động bị ảnh hưởng. Trong đó, khoảng 523.000 người tạm thời không tham gia lực lượng lao động, hơn 403.000 lao động bị thiếu việc và hơn 47.000 người tạm nghỉ vì bị giãn việc, ngừng sản xuất, theo Vnexpress.
Tính tới giữa tháng 4, số lao động bị ảnh hưởng tăng lên gần 5 triệu. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất (1,2 triệu lao động), tiếp theo là ngành bán buôn, bán lẻ (1,1 triệu lao động), ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (740.000 lao động). Trong số này, 59% là tạm nghỉ việc, 28% là giãn việc hoặc nghỉ luân phiên, và 13% là mất việc.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi từ 15 cũng ở mức cao nhất 5 năm. Theo GSO, tỷ lệ thất nghiệp trong quý I là 2,22%, tăng 0,07% so với quý trước và 0,05% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả khảo sát, điều tra của Tổng cục Thống kế tại 131 ngàn doanh nghiệp trên cả nước và báo cáo của 59 tỉnh, thành về ảnh hưởng của dịch COVID-19, ghi nhận đến giữa tháng 4/2020 có gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, Tuổi trẻ đưa tin.
Trong đó, số lao động chịu ảnh hưởng trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 1,2 triệu người, ngành ngành bán buôn, bán lẻ khoảng 1,1 triệu người, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống khoảng 740 ngàn người.
Ông Phạm Quang Vinh, phó tổng cục trưởng cho biết có khoảng 84,8% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19. Và trong bối cảnh dịch bệnh, doanh nghiệp quy mô lớn, quy mô vừa chịu tổn thương nhiều hơn doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ.
Trong 4 tháng qua, có 67% doanh nghiệp cho biết đã thực hiện các biện pháp cắt giảm lao động, cho lao động giãn việc, nghỉ luân phiên, cho lao động nghỉ không lương, giảm lương lao động.
Bên cạnh đó, có gần 40% doanh nghiệp thực hiện giãn việc, nghỉ luân phiên, 28% doanh nghiệp cắt giảm lao động. Trong khi chỉ có 5,3% số doanh nghiệp thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho lao động.