Thứ sáu, 26/04/2024 | 18:40
RSS

Đừng coi thường vết xước móng rô ở tay con bạn

Thứ hai, 28/11/2016, 15:28 (GMT+7)

Xước móng rô là dấu hiệu thường xuất hiện ở các ngón tay vào mùa hanh khô. Tuy nhiên, ít ai biết rằng những vết xước này lại có ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Bé gái 7 tuổi phải rạch ngón tay vì xước móng rô

Một bé gái 7 tuổi ở Hồ Nam (Trung Quốc) đã phải phẫu thuật rạch ngón tay vì nguyên nhân cực kỳ đơn giản là xước móng rô. Người nhà cho biết, trước đó trên tay của bé có các vết xước móng rô.

Theo phản xạ bé đã dùng răng để cắn đứt chúng. Và cứ mỗi khi vết xước xuất hiện, bé lại dùng răng để cắn. Cha mẹ thấy phản ứng này thì cho rằng không có gì đáng lo.

Tuy nhiên, sau 3 ngày mẹ của em phát hiện ngón tay có biểu hiện xưng, mưng mủ. Ngay lập tức người nhà đã cho em đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ cho biết các ngón tay của bé đã nhiễm khuẩn nặng bé phải làm phẫu thuật rạch ngón tay để lấy mủ ra ngoài.

Xước móng rô hiện nay được khá nhiều người cho rằng không có gì đáng lo. Tuy nhiên, trên thực tế những vết xước này lại vô cùng nguy hiểm. Nếu trẻ nhỏ bị xước móng rô, cha mẹ không nên coi thường mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để hiện tượng này chấm dứt.

Xước móng rô là triệu chứng không được phép coi thường

Triệu chứng này thường gặp khá nhiều vào mùa đông

Cách chữa xước móng rô

Xước móng rô thường xuất hiện ở mé móng tay, phía trên móng tay gây cảm giác đau rát, nặng thì có thể bị xưng, chảy máu, ảnh hưởng đến tính thẩm Mỹ

Xét về góc độ dinh dưỡng, nguyên nhân của xước móng rô là do cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C. Thiếu vitamin này không chỉ gây xước móng rô nói riêng mà còn gây lột da ở khắp bàn tay, bàn chân nói chung.

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác là do trong quá trình làm việc nhà như rửa chén, giặt đồ, lau dọn… tay phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa nên da bị khô, dễ bong tróc.

Ở một số trường hợp, thói quen cắn móng tay cũng gây nên tình trạng da tay bị rách nham nhở.

Khi bị trẻ bị những vết xước ở tay, hãy nhắc trẻ không được dùng răng hay lấy tay kéo lớp da ra khỏi ngón tay. Việc làm này sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng dưới da và gây ra hậu quả khôn lường.

Hãy lấy bấm móng tay để bấm sát phần da bị bong tróc. Tất nhiên trước khi bấm cần phải vệ sinh bấm móng bằng cồn để tránh bị nhiễm trùng.

Để hạn chế sự xuất hiện của những vết xước không mong muốn này cần thường xuyên bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Buổi tối có thể ngâm tay vào nước muối ấm hoặc dùng một số loại kem dưỡng da để tạo độ ẩm.

Nếu bé bị các triệu chứng xước tái đi tái lại nhiều lần, cha mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

Một số biện pháp bạn có thể áp dụng: 

Dùng mật ong

Mật ong có thể làm giảm các triệu chứng đau rát ở các vết xước

Mật ong có khả năng dưỡng ẩm rất cao. Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp ngăn chặn viêm, nhiễm đến khu vực bị xước móng rô. Thoa mật ong nguyên chất lên móng tay và vùng bị xước và để yên trong vài giờ.

Dùng sữa chua

Sữa chua chứa các hợp chất có tính kháng viêm để giảm thiểu viêm nhiễm quanh móng tay. Ngoài ra, sữa chua hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm có hiệu quả trong việc điều trị lớp biểu bì.

Tất cả bạn cần làm là bôi sữa chua tươi lên lớp biểu bì và móng tay, để yên trong vài giờ, sau đó rửa sạch với nước. Hãy thực hiện điều này cho đến khi cơn đau và khó chịu giảm.

 

Trọng Tuấn (T/H)
Theo Đời sống Plus