Đổ mồ hôi ban đêm dễ khiến phụ nữ tỉnh giấc trong đêm
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ
Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, có thể gây đổ mồ hôi ban đêm.
Các chuyên gia đã xác định đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ do các nguyên nhân sau:
Suy giảm estrogen
Estrogen là một loại hormone quan trọng kiểm soát nhiều quá trình vật lý. Nhưng khi bạn gần đến thời kỳ mãn kinh, cơ thể dần sản xuất ít estrogen hơn. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như bốc hỏa và đổ mồ hôi nhiều. Các triệu chứng tiền mãn kinh này đặc biệt phổ biến ở phụ nữ 40-50 tuổi.
Estrogen suy giảm mạnh gây đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ tiền mãn kinh
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có liên quan đến chứng đổ mồ hôi ban đêm. Chúng bao gồm một số thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), steroid và các loại thuốc dùng để hạ sốt, chẳng hạn như aspirin hoặc acetaminophen…
Uống trà, cà phê, hay uống rượu cũng có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi.
Nhiễm trùng
Nhiều bệnh nhiễm trùng có liên quan đến đổ mồ hôi ban đêm. Thông thường, đổ mồ hôi do nhiễm trùng có thể gây sốt và quá nóng. Bệnh lao, nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, và virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một vài ví dụ về các bệnh nhiễm trùng mà mồ hôi ban đêm là một triệu chứng thường gặp.
Vấn đề về hormone
Những thay đổi trong hệ thống nội tiết có thể liên quan đến đổ mồ hôi ban đêm. Ví dụ như sự bất thường của hormone tuyến giáp, tiểu đường, hormone sinh dục…
Phần não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể được gọi là vùng dưới đồi, và nó cũng tham gia vào hệ thống nội tiết. Rối loạn chức năng hạ đồi có thể là một vấn đề cơ bản liên quan đến sự mất cân bằng hormone và đổ mồ hôi ban đêm.
Các tình trạng khác ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết như pheochromocytoma (một khối u của tuyến thượng thận) và hội chứng carcinoid (do các khối u phát triển chậm sản xuất hormone) cũng có thể liên quan đến đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ.
Các nguyên nhân khác
Ngoài bốn nguyên nhân phổ biến trên, các tình trạng khác có thể làm tăng đổ mồ hôi ban đêm như phụ nữ thời kỳ mang thai và mới sinh con, người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), một số loại ung thư hoặc tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư…
Cải thiện tình trạng đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ bằng cách nào?
Thay đổi môi trường phòng ngủ
Để giảm tình trạng đổ mồ hôi ban đêm và ngủ ngon hơn, bạn nên:
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ: Nếu trời nóng, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ điều hòa đủ mát để không bị đổ mồ hôi khi ngủ. Vào mùa đông không nên để nhiệt độ phòng ngủ quá ấm.
- Mặc quần áo thông thoáng: Quần áo bó sát sẽ giữ nhiệt, vì vậy tốt nhất bạn nên mặc quần áo rộng rãi được làm bằng chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
- Tránh caffeine, rượu và thức ăn cay: Tất cả những thứ này có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng đột biến và gây đổ mồ hôi. Hạn chế sử dụng những đồ uống và thực phẩm này, đặc biệt là vào buổi tối, có thể giảm đổ mồ hôi ban đêm.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Một số nghiên cứu đã xác định mối tương quan giữa trọng lượng cơ thể cao và đổ mồ hôi ban đêm. Thừa cân hoặc béo phì có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả những vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ.
Thận trọng khi sử dụng thuốc
Nếu các loại thuốc đang dùng gây đổ mồ hôi ban đêm, thì việc thay đổi đơn thuốc, liều lượng hoặc thời điểm dùng thuốc có thể giải quyết chứng đổ mồ hôi ban đêm.
Điều trị nhiễm trùng, rối loạn nội tiết
Nếu đổ mồ hôi ban đêm là do nhiễm trùng hoặc vấn đề về hormone, hãy đi khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bổ sung estrogen
Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh bổ sung sản phẩm chứa phytoestrogen như thiên ma đen, cỏ ba lá đỏ, hoặc đậu nành giúp cải thiện chứng đổ mồ hôi đêm.
Đậu nành là nguồn phytoestrogen dồi dào
Sử dụng sản phẩm nội tiết Đông y thế hệ 2
Sản phẩm nội tiết Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc từ bài nội tiết, bổ huyết, điều kinh gia truyền nổi tiếng của dòng họ Hoàng, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO.
Sản phẩm nội tiết Đông y thế hệ 2 không bổ sung estrogen thực vật hay tổng hợp mà bổ sung các dưỡng chất nhằm tăng cường sức khỏe của buồng trứng, giúp cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ estrogen một cách tự nhiên, giúp hạn chế các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh.
Do vậy, sản phẩm nội tiết Đông y thế hệ 2 tuy có hiệu quả chậm nhưng lại lâu dài, bền vững, có thể dùng theo đợt chứ không phải dùng thường xuyên, hàng ngày. Có thể ví von đây là phương pháp cho cần câu chứ không phải cho cá như các biện pháp bổ sung estrogen thực vật hay dạng thuốc tổng hợp.
Hiện nay, sản phẩm nội tiết Đông y, tiêu biểu như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tố Nữ Nhất Nhất được bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh bị suy giảm estrogen, bị đổ mồ hôi ban đêm có thể dễ dàng mua về sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng khó chịu.
Tố Nữ Nhất Nhất sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO
Hỗ trợ cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ estrogen một cách tự nhiên, hỗ trợ điều hòa khí huyết, kinh nguyệt, cải thiện sinh lý nữ, tăng cường sức khỏe.
Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689
GPQC: 00788/2019/ATTP-XNQC
|