Ăn thịt lợn gạo chưa được nấu chín là một trong những nguyên nhân nhiễm sán dây/sán lợn
Bệnh sán dây có nguyên nhân chủ yếu do việc ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng gây ra (ăn các rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch, không nấu chín) hoặc nhiễm từ các sản phẩm thị không được nấu chín. Bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn (sán lợn) được chia làm 2 loại đó là ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành. Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện có 55 tỉnh, thành phố ghi nhận căn bệnh này.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn
Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện triêu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược).
Những trường hợp nhiều sán, có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn (thường nhìn thấy trong quần lót khi thay ra vào cuối ngày làm việc); xuất hiện đốt sán theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng).
Điều trị vài tuần là khỏi
Theo TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam), mỗi loại giun sán khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da.
Khi ăn thịt lợn chưa được nấu chín kỹ thì nguy cơ bị nhiễm sán rất cao. Sán dây trưởng thành phát triển rất nhanh trong ruột lợn, có thể ảnh hưởng đến não bộ của con người. Ngoài ra, sán lợn cũng phát triển qua ấu trùng như tiếp xúc với phân lợn, hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Điều này có thể lây nhiễm sang một số mô trong cơ thể con người.
Nếu ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh, điều này có thể khiến bạn mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn ở não (neurocysticercosis), gây nhiễm trùng não nghiêm trọng. Nếu sán xâm nhập vào não thì người bệnh có thể bị động kinh.
Trường hợp người bị tự nhiễm ấu trùng sán hoặc nhiễm do thức ăn không vệ sinh có lẫn trứng sán thì những ấu trùng sán này sẽ vào não, mắt, cơ, da… rất nguy hiểm. Nếu sán làm tổ ở mắt có thể khiến lồi nhãn cầu gây lác mắt, nhìn đôi, làm bong võng mạc gây giảm thị lực, có thể bị mù. Khi sán chạy vào não, bạn có thể bị nhức đầu, động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, giảm trí nhớ. Sán làm ổ trong tim sẽ gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng van tim, dẫn đến suy tim.
Hiện nay, Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị sán rất hiệu quả. Với sán trưởng thành chỉ cần uống thuốc 1 ngày là khỏi. Với ấu trùng sán, điều trị dài ngày hơn, thường 2 tuần nhưng có thể kéo dài 4-5 đợt, mỗi đợt 21 ngày.
Hiện tại phác đồ điều trị sán lợn chỉ áp dụng từ bệnh viện tuyến huyện trở lên. Do đó người dân không tự ý mua thuốc về dùng, cũng không nên điều trị bằng đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển vì dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến các cơ sở y tế chuyên ngành để kiểm tra, điều trị sớm. Bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể và bệnh nhân phải được theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
Mẫu sán dây lợn tại Mẫu sán dây lợn tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM
Cách phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, để chủ động phòng bệnh sán dây cũng như ấu trùng sán lợn, người dân cần thay đổi thói quen ăn uống.
Đặc biệt không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn), không uống nước lã.
Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột; sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.
Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi. Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn.
Những trường hợp mắc cần phát hiện và điều trị sớm và xử lý những con sán được tẩy ra, đặc biệt sán dây lợn để ngăn ngừa mắc bệnh ấu trùng sán lợn theo cơ chế tự nhiễm.