Thứ bảy, 27/04/2024 | 07:55
RSS

Đánh bay nghẹt mũi về đêm bằng những cách hiệu quả cho giấc ngủ ngon

Thứ năm, 21/05/2020, 15:43 (GMT+7)

Nghẹt mũi về đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Có rất nhiều cách giúp bạn nhanh chóng tạm biệt nghẹt mũi về đêm.

Sự kiện:
nghẹt mũi

Tại sao thường bị nghẹt mũi về đêm?

Nghẹt mũi thường bị nặng hơn vào ban đêm, nhất là khi ngủ. Nguyên do là khi ở tư thế nằm, lượng máu đến đầu sẽ tăng lên kéo theo tăng lưu lượng máu vùng mũi. Để thích nghi với điều này, các mạch máu nhỏ ở trong mũi bị giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm mũi tăng lên, mũi sưng và có thể đau hơn. Các nguyên nhân gây nghẹt mũi về đêm thường gặp như:

  • Bị cảm lạnh hay cảm cúm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất trên lâm sàng gây nên tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi có thể kèm theo biểu hiện sốt, đau đầu, nhức mỏi người.

nghẹt mũi về đêm
Cảm lạnh, cảm cúm là nguyên nhân thường gặp nhất gây nghẹt mũi về đêm

  • Dị ứng: Có rất nhiều bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, mũi thường bị dị ứng với các loại phấn hoa, các loại sản phẩm có hương liệu như nước hoa, xà phòng giặt... hay bị dị ứng với bụi bẩn cũng thường bị nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Viêm xoang: Khi xoang mũi bị xâm nhập bởi virus và vi khuẩn gây nên tình trạng tăng tiết dịch nhầy ở mũi, cản trở sự lưu thông của đường thở, gây nghẹt mũi kéo dài.

Ngoài ra, có một số bệnh lý khác ở vùng mũi cũng có thể gây nên tình trạng tắc nghẹt mũi như polyp mũi, lệch vách ngăn, viêm mũi dị ứng...

nghẹt mũi về đêm
Không khí bị ô nhiễm khói bụi nhiều cũng sẽ làm tăng khả năng viêm mũi dẫn đến nghẹt mũi kéo dài

Tại sao nghẹt mũi thường có xu hướng nặng hơn trong đêm?

Khi nằm, lưu lượng máu dồn đến phần đầu và phần mũi của cơ thể sẽ tăng lên. Lúc này, các mạch máu nhỏ trong mũi bị giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm hoặc sưng đau càng trở nên trầm trọng làm cho đường thở bị tắc nghẹt. 

Thêm vào đó, khi nằm ngủ, dịch nhầy sẽ bị tích tụ lại và không thể thoát được ra ngoài một cách dễ dàng. Vì vậy mà tình trạng nghẹt mũi thường trầm trọng hơn trong đêm.

nghẹt mũi về đêm
Nghẹt mũi về đêm gây khó ngủ, ngủ không ngon giấc

Mẹo nhỏ đánh bay nghẹt mũi về đêm

  • Hơi nước ấm: Hơi nước ấm là sự lựa chọn tốt nhất cho việc giải tỏa các cơn nghẹt mũi và cũng giúp làm loãng dịch nhầy từ mũi. Bạn có thể ngồi trong phòng tắm có mở vòi nước nóng để hít ngửi hơi nước bốc lên. 

Ngoài ra, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp, dầu tràm vào bát nước nóng rồi hít ngửi hơi nước bốc lên. Hơi nước nóng kết hợp với hương thơm của tinh dầu sẽ nhanh chóng giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi. 

  • Xông tinh dầu: Bạn có thể dùng đèn khuếch tán tinh dầu để xông tinh dầu giảm nghẹt mũi. Bạn có thể dùng bất kỳ loại tinh dầu nào, nhưng nên ưu tiên loại tinh dầu giúp trị virus, vi khuẩn như tinh dầu khuynh diệp, oải hương, tinh dầu sả chanh… 

nghẹt mũi về đêm
Hít các hương thơm của tinh dầu có thể giúp giảm nghẹt mũi về đêm

  • Ăn tỏi: Tỏi có chứa chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, giúp giảm nhanh nghẹt mũi.
  • Uống trà chanh gừng mật ong: Chanh rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, gừng giúp làm ấm cơ thể, kháng khuẩn mạnh, mật ong giúp chống oxy hóa và tạo vị ngọt tự nhiên cho trà. Khi bị cảm lạnh, cúm, nghẹt mũi, bạn nên uống ngay một cốc trà chanh gừng và mật ong, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. 

nghẹt mũi về đêm
Gừng tươi giúp làm ấm cơ thể, làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi nhanh chóng

Xịt mũi, rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi

Đây là biện pháp được các bác sĩ tai mũi họng đánh giá cao. Xịt mũi, rửa mũi bằng nước dung dịch vệ sinh mũi thường xuyên sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn, virus, thậm chí cả vi khuẩn trong hốc mũi. Nhờ đó sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng chảy nước mũi, viêm mũi, viêm xoang, nghẹt mũi về đêm.

Lưu ý khi xịt mũi, rửa mũi là nên chọn dung dịch vệ sinh xịt mũi dạng phun sương có chứa nước muối biển, các nguyên tố vi lượng có nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc, điển hình như dung dịch vệ sinh mũi Zenko.

Dung dịch vệ sinh mũi Zenko có dạng dành riêng cho người lớn và trẻ em, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Phi Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN