Có nhiều cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc vừa đơn giản vừa hiệu quả
Tình trạng nghẹt mũi kéo dài không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn tác động tiêu cực đến sức khoẻ của trẻ sơ sinh. Vì thế các mẹ nên tìm cách trị dứt điểm tình trạng nghẹt mũi cho trẻ.
Cảm lạnh: Cũng tương tự như người lớn, vào mùa lạnh, trẻ sơ sinh cũng dễ gặp phải tình trạng nghẹt mũi. Nếu không đi kèm những dấu hiệu như nóng sốt, đau họng, thường xuyên hắt hơi, bạn có thể hoàn toàn an tâm rằng đây chỉ là phản ứng bình thường của trẻ khi thời tiết thay đổi.
Dị ứng: những dấu hiệu đặc trưng là sổ mũi, ngạt mũi, ngứa, hắt hơi và kèm theo tình trạng đỏ mắt hay đầu mũi.
Cảm cúm: Loại bệnh này sẽ xuất hiện khi trẻ sơ sinh bị các vi-rút và vi khuẩn tấn công. Lúc này, bạn sẽ thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, lạnh run, chán ăn, chóng mặt, đau ê các cơ, khó thở…
Dị vật trong mũi: Ngoài những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nêu trên, việc trẻ vô tình bị vướng những vật nhỏ trong mũi cũng là thủ phạm gây ra tình trạng nghẹt mũi. Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm mà các mẹ cần lưu ý vì có thể gây khó thở, chảy nước và máu ở mũi , đau rát niêm mạc cho trẻ.
Trong khi điều trị nghẹt mũi của trẻ, hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để lạm dụng thuốc hay các biện pháp khác. Sau đây là những cách đơn giản, dễ thực hiện giúp giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi một cách nhanh chóng, hiệu quả mà không dùng đến thuốc.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay là sử dụng nước muối sinh lý. Vì có tính kháng khuẩn tốt nên nước muối sẽ giúp đường thở của trẻ thông thoáng và dễ chịu hơn. Không chỉ nhanh chóng loại bỏ những dịch mũi, nước muối còn giúp làm sạch và tiêu các loại vi khuẩn gây hại trên niêm mạc mũi.
Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.
Lưu ý: Bạn có thể áp dụng phương pháp này từ 3 đến 5 lần cho con cưng tuỳ thuộc vào mức độ ngạt mũi của mỗi bé.
Xông hơi
Cũng tương tự như làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý, xông hơi cũng là cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà. Xông hơi vừa giúp làm thông mũi, giảm ho và giảm tức ngực, vừa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ. Hơn nữa, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dich nhờn đã hình thành trong mũi.
Dùng hơi nước trong phòng tắm là một trong những biện pháp tốt để khắc phục ngạt mũi cho bé. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên.
Có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.
Lưu ý: Vì sức chịu đựng của trẻ sơ sinh còn khá non yếu nên mẹ không nên để hơi nước quá nóng hay sử dụng thêm các dược thảo đậm mùi sẽ làm trẻ khó thở. Áp dụng phương pháp này vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Dụng cụ hút mũi
Khi bé bị sổ mũi hay ngạt mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi (dạng ống cao su hoặc dạng 2 vòi thông nhau) để loại bỏ dịch mũi cho con. Hút mũi sạch khiến bé dễ thở, ăn và ngủ ngon hơn.
Bên cạnh ống hút mũi, mẹ nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý trước để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc mẹ tự pha ở nhà theo tỷ lệ ¼ thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.