Thời tiết nắng nóng khiến việc thưởng thức một ly nước ép hoa quả, sinh tố được nhiều người yêu thích và cũng là thức uống có lượng tiêu thụ nhanh chóng. Tất nhiên, sinh tố bơ cũng nằm trong số đó và đôi khi có lượng tiêu thụ nhiều hơn thông thường.
Song, sau khi thông tin công an TP Sa Đéc, Đồng Tháp vừa tạm giữ 45 chai hóa chất chưa sử dụng cùng 3 chai hóa chất đã sử dụng và 624kg bơ. Trong đó có lượng lớn bơ đã được ngâm trong hóa chất để báy bán vào ngày 7/6 vừa qua thì những người yêu thích món đồ uống này nên cân nhắc kĩ trước khi sử dụng.
Bơ bị bắt giữ ngâm hóa chất khiến nhiều người bàng hoàng đặt ra câu hỏi liệu có còn loại đồ uống nào bị nhiễm bẩn?
Mới đây, theo phân tích của cơ quan chuyên môn tại TP.HCM sau khi lấy 5 mẫu nước mía tại 5 quận nội thành thành phố, kết quả cho thấy chứa rất nhiều vi khuẩn coliform, vi sinh vật thiếu khí, nấm men…
Theo lãnh đạo chi cục VS ATTP TP HCM, kết quả này đều đã vượt hàng nghìn lần mức cho phép mà Bộ Y tế quy định với loại nước không có cồn. Điều đáng nói ở đây, nước mía là thức uống số 1 được nhiều người sử dụng trong những ngày hè. Và tất nhiên, chúng vẫn thường được người bán hàng gán cho cái mác "siêu sạch".
Nước mía vốn là thức uống được ép trực tiếp từ thân cây. Tuy nhiên, theo thông tin từ kênh truyền hình VTC16 thì hiện nay đã có dịch vụ cạo mía sẵn và chở tới cừa hàng, song điều đáng nói ở đây là những cây mía được cạo vỏ không hề có thứ che chắn khỏi bụi bẩn.
Đồng thời, vị trí để thực hiện công đoạn "làm sạch" này lại ở khu đất hẻo lánh và không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, để những cây mía không bị khô trong ngày nắng nóng thì chủ cửa hàng thường ngâm chúng vào những xô nước nhưng chúng thực sự không sạch chút nào.
Không phải những món ăn, thức uống đường phố mới khiến bạn lo ngại vì hóa chất mà ngay món ăn trong nhà cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây hại như món cà muối.
Dưa cà muối là món ăn hiện diện trên mâm cơm của người Việt nhất là trong ngày hè. Song, khi dưa cà muối đã xuất hiện váng trắng hay vàng lại gây hiểm họa khôn lường nếu tiếp tục ăn.
Vào mùa hè, khi nhiệt độ cao khiến món cà muối nhanh chua và dễ nổi váng trắng hơn thông thường. Mọi người vẫn hay dùng nước ấm đã đun sôi rửa sạch hoặc vớt bỏ váng ấy đi để ăn.
Nhưng, điều đó là không nên. Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên Viện Viện Sinh học và công nghệ Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội phân tích trên tờ Zing News, khi chúng đã bị nổi váng vàng hoặc nấm đen tức đã xuất hiện các vi nấm độc hại (loại nấm aspergilus flavor).
Vi nấm này sản sinh ra một loại độc tố có tên là aflatocin - có thể gây ung thư gan, tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi và sản sinh ra một số chất độc hại khác.
PGS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội tai mũi họng Hà Nội cũng nhấn mạnh váng màu trắng ở cà muối, dưa muối rất độc và nó có thể là tác nhân gây ung thư. Trong khi đó, sinh hoạt của người dân Việt Nam thì muối dưa thậm chí váng trắng cả ra vẫn để ăn. Tốt nhất, PGS Sơn cho rằng nếu cà, dưa muối có váng trắng không nên ăn nếu ăn phải rửa sạch váng trắng này.
Con số biết nói về An toàn thực phẩm - Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư