Thứ sáu, 29/03/2024 | 22:07
RSS

Chủ quan khi trẻ ho kéo dài, bé gái gần 2 tháng tuổi suýt mất mạng

Thứ bảy, 30/12/2017, 16:14 (GMT+7)

Bé gái 45 ngày tuổi được nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh sau khi bị ho kéo dài nhiều ngày, các bác sỹ tiên lượng nặng, nguy cơ tử vong cao..

Bé Triệu Thị L (45 ngày tuổi, dân tộc Dao, thường trú tại xã Đồng Lâm huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) lên cơn ho kéo dài nhưng không được điều trị kịp thời. Chỉ khi bé ho nhiều kèm theo khó thở, tím tái mới được người nhà đưa đi cấp cứu, theo nguồn tin trên báo Lao động.

Bác sĩ Phí Xuân Thi, khoa Hồi sức cấp cứu (BV Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, BV tiếp nhận điều trị cho bé L từ ngày 28/12. Bé nhập viện cấp cứu trong tình trạng đã ho nhiều ngày, cơn dài kèm theo khó thở, tím tái. Kế quuả xét nghiệm và chụp X-quang cho thấy, bạch cầu của bệnh nhi tăng cao bất thường, phản ứng dương tính với trực khuẩn ho gà. Trên phổi cho thấy dải mờ thùy trên phổi trái, đậm rốn phải… Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị suy hô hấp, viên phổi và ho gà, tiên lượng nặng, nguy cơ tử vong cao, theo nguồn tin trên báo Phụ nữ Việt Nam

Kết quả xét nghiệm và chụp X-quang cho thấy, bạch cầu của bệnh nhi tăng cao bất thường, phản ứng dương tính với trực khuẩn ho gà. Trên phổi cho thấy dải mờ thùy trên phổi trái, đậm rốn phải… Các bác sĩ chẩn đoán bé bị suy hô hấp, viên phổi và ho gà, tiên lượng nặng, nguy cơ tử vong cao.

Ngay sau đó, bệnh nhân được chỉ định an thần thở máy, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng; catheter động mạch và tiến hành thay máu khẩn cấp.

bé gái bị ho kéo dài, ho gà, tiên lượng nặng
Bé L đang được điều trị và chăm sóc đặc biệt tại BV Sản Nhi Quảng Ninh. Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam

BS Phí Xuân Thi người trực tiếp điều trị cho cháu L cho biết: Đây là một trong những ca bệnh rất nặng do bệnh nhi nhỏ tuổi lại bị biến chứng của bệnh ho gà, tiên lượng tử vong rất cao.

Hiện tại, bé L vẫn được các bác sĩ ở Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh chăm sóc, theo dõi.

Bác sĩ Thi cho biết thêm bệnh ho gà xuất hiện quanh năm, bản thân trẻ không có miễn dịch hoặc không nhận được miễn dịch từ cơ thể mẹ do trước đó sản phụ chưa tiêm vaccine phòng bệnh này. Bệnh có những biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi. Bệnh lan nhanh qua đường hô hấp do trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa đến lịch tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đủ liều vaccine.

 Điều lo ngại nữa là trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà tiến triển nặng lên rất nhanh. Trẻ càng ít tháng mắc ho gà thì tỷ lệ tử vong càng cao.

Để phòng bệnh, bác sĩ Phí Xuân Thi cho rằng, cách tốt nhất là sử dụng vaccine. Các gia đình cần đưa trẻ đến tiêm phòng đúng độ tuổi. Đồng thời, giúp trẻ có hệ miễn dịch từ sớm, các bà mẹ mang thai trên 20 tuần nên chủ động đến các điểm tiêm chủng để được tư vấn tiêm vaccine phòng bệnh trước khi trẻ chào đời.

Các bậc phụ huynh cần phải tránh nguồn lây cho trẻ như hạn chế tiếp xúc nơi đông người-những nguồn bệnh có thể lây cho bé; với trẻ lớn, hướng dẫn cho trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hằng ngày. Khi trẻ có triệu chứng đường hô hấp hay có triệu chứng của cơn ho gà, các gia đình nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.

Lịch tiêm phòng vaccine phòng tránh bệnh ho gà như sau: Mũi thứ 1 khi trẻ 2 tháng tuổi và các mũi thứ 2, 3 cách mũi trước 1 tháng. Mũi thứ 4 là khi trẻ 18 tháng tuổi và nên nhắc lại mũi 5 lúc 17-18 tuổi.

Nguyễn Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN