Thứ bảy, 18/01/2025 | 16:01
RSS

Cho con ăn bim bim đã miệng, mẹ phát hoảng vì con mắc 3 bệnh hiểm nghèo!

Thứ ba, 22/11/2016, 07:57 (GMT+7)

Là món ăn vặt khoái khẩu được nhiều trẻ yêu thích nhưng bim bim bẩn lại chính là “thủ phạm” khiến bé bị béo phì, tiểu đường hoặc thậm chí là ung thư.

Theo khảo sát của báo VOV, trước cổng các trường học là “địa bàn” của những hàng quán bán đồ ăn vặt cho trẻ nhỏ với đủ loại từ bánh kẹo, ô mai, nem chua rán, nước giải khát, xúc xích,… và đặc biệt là bim bim (snack). Với ưu thế giá rẻ, mẫu mã đa dạng, màu sắc bắt mắt, bim bim thu hút một lượng lớn học sinh.

Tuy nhiên, chất lượng của loại đồ ăn vặt này còn nhiều điều đáng bàn cãi, nhất là khi đã có không ít vụ sản xuất bim bim bẩn bị phanh phui trong thời gian qua.

Bim bim bẩn ẩn mình trong đồ ăn vặt bán trước cổng trường cho trẻ

Bim bim bẩn “ẩn mình” trong đồ ăn vặt bán trước cổng trường cho trẻ. Ảnh minh họa/Alamy

Ngoài trừ một số loại snack có thương hiệu, vẫn có nhiều hàng quán nhập các loại bim bim không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tiết kiệm chi phí rồi bày bán cho trẻ nhỏ trước cổng trường. Có những loại dù màu sắc và vẻ ngoài bắt mắt, hương vị đa dạng nhưng giá rất rẻ, thậm chí chỉ từ 1.000 – 5.000 đồng cho 1 gói cỡ lớn.

Mặc dù không biết nhiều về chất lượng bim bim bày bán ở công trưởng, không ít phụ huynh vẫn sẵn lòng mua món ăn vặt này về để chiều ý con. Một số khác lại có thói quen cho con tiền quà vặt để mua đồ ăn mỗi ngày trong lúc nghỉ giữa giờ hoặc khi chờ cha mẹ tới đón. Vô tình, trẻ càng mua nhiều bim bim hơn, và lẽ dĩ nhiên là không thể loại trừ trẻ mua phải bim bim bẩn.

Đáng chú ý, thời gian qua lực lượng chức năng đã không ít lần phát hiện các cơ sản làm bim bim bẩn, sử dụng các chất phụ gia, thành phần hóa học nhập từ Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh giật mình bởi chất lượng bim bim và lo lắng về sức khỏe của con em mình.

Lực lượng chức năng kiểm tra một cơ sở làm bim bim bẩn

Lực lượng chức năng đột nhập một cơ sở làm bim bim bẩn. Ảnh An Ninh Thủ Đô

Bàn về vấn đề này, báo Gia Đình & Xã Hội trích lời chuyên gia cho biết, các loại bột mì, bột dẻo làm bim bim khi nóng ở nhiệt độ từ 120 độ C trở lên sẽ sinh ra Acrylamide, một chất làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Bên cạnh đó, dù có phải bim bim bẩn hay không thì loại đồ ăn vặt này cũng thường chứa rất nhiều đường, muối, chất tạo ngọt, chất tạo hương vị, phẩm màu,…

Thậm chí, một số loại bim bim còn sử dụng thành phần muối, đường, chất hóa học bị cấm như Cyclamate - chất tạo ngọt có độ ngọt cao gấp 1.000 lần so với đường thông thường; các chất gây hại tới quá trình phát triển của trẻ như PAH (polycyclic aromatic hydrocarbons), Acrylamide, Carbohydrates,…

Tính toán sơ cho thấy, chỉ cần ăn 1 gói bim bim mỗi ngày, mỗi người sẽ hấp thụ tới 5l dầu động vật mỗi năm. Chưa kể tới lượng lớn những chất béo có hại, đường, muối có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch, khiến trẻ bị thừa đường muối, từ đó dẫn tới kém tập trung, cơ thể mỏi mệt, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch,…

Trẻ dễ bị béo phì, tiểu đường,… là tác hại của bim bim bẩn

Trẻ dễ bị béo phì, tiểu đường,… là tác hại của bim bim bẩn. Ảnh minh họa/IBTimes

TS Đức Minh, Viện Nghiên cứu sinh học thực phẩm cho biết, ăn nhiều bim bim làm trẻ dễ chán ăn, đầy bụng dù chưa ăn bữa chính, dễ mắc bệnh tiêu hóa. Nguy hiểm nhất là các loại bim bim không rõ nguồn gốc thường được chế biến bằng dầu mỡ động vật chiên đi chiên lại nhiều lần ở nhiệt độ cao. công nghệ làm bim bim bẩn vì thế sẽ sinh ra nhiều hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở trẻ nhỏ.

Tri Thu (t/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.