Bạn cần ăn các loại thực phẩm chứa protein để đảm bảo lượng protein cần thiết như: thịt nạc, các loại thủy hải sản, giò chả, sữa đậu nành, phô mai, trứng, sữa, đậu
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà hàm lượng gluxid cao như khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, bánh mì đen.
Khi giảm cân, việc quan trọng nhất là cung cấp đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể bởi khi ăn kiêng thì bạn sẽ thiếu các chất như canxi, sắt, vitamin E. Bạn có thể bổ sung vitamin và khoáng chất trong quá trình ăn kiêng bằng cách uống thuốc.
Giảm cân nên dựa vào khoa học dinh dưỡng
Quan trọng nhất trong thực đơn giảm cân là rau xanh, bạn cần đảm bảo ăn ít nhất 500g rau xanh một ngày, nên luộc, nấu canh, làm nộm, salad chứ không nên chiên xào.
Dĩ nhiên khi đã giảm cân thì bạn tuyệt đối nên tránh xa các món nhiều chất béo (mỡ, thịt chân giò,…) và món nhiều cholesteron có hại cho tim mạch (tim, thận, lòng lợn,…)
Bánh mì và các loại thức ăn chưa nhiều đường và tinh bột là nguyên nhân khiến bạn béo thì chúng sẽ khiến cơ thể bạn tích mỡ nên chú ý không ăn nhé.
Đồ uống chứa nhiều đường hay chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia cũng nên hạn chế để quá trình giảm cân thành công.
Chế độ ăn đặc biệt để giảm cân
Bên cạnh thực đơn giảm cân khoa học, bạn cũng nên áp dụng chế độ ăn đặc biệt để việc giảm cân thành công hơn. Để giảm cân, bạn nên ăn chế độ ăn ít năng lượng. Đây là chế độ ăn lỏng, chỉ ăn vào khoảng 800 calo song vẫn đảm bảo đầy đủ các chết cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất, axit béo.
Tuy nhiên việc ăn chế độ ít năng lượng chỉ nên kéo dài khoảng 3-4 tháng, không nên ăn trường thì sẽ khiến bạn mệt mỏi. Đặc biệt, chỉ những người có chỉ số BMI trên 30 mới nên ăn chế độ này. Những ai mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao thì tuyệt đối không áp dụng.