Thứ sáu, 29/03/2024 | 09:23
RSS

Chớ chủ quan với chóng mặt khi thay đổi tư thế

Thứ năm, 21/04/2022, 09:17 (GMT+7)

Chóng mặt khi thay đổi tư thế làm tăng nguy cơ té ngã, chấn thương đặc biệt nguy hiểm. Vậy nguyên nhân nào gây chóng mặt và có cách nào điều trị hiệu quả không?

chóng mặt khi thay đổi tư thế

Tìm hiểu nguyên nhân gây chóng mặt khi thay đổi tư thế

Nguyên nhân gây chóng mặt khi thay đổi tư thế

Chóng mặt là tình trạng mất thăng bằng, nhất là khi thay đổi tư thế, khiến người bệnh có cảm giác bị xoay vòng, làm tăng nguy cơ té ngã và gây nguy hiểm khi đi lại.

Chóng mặt khi thay đổi tư thế có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng người trung niên và người cao tuổi có tỉ lệ mắc phải triệu chứng này cao nhất và là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cụ thể:

Thiếu máu não

Thiếu máu não, hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não, là tình trạng lượng máu lên não bị thiếu hụt và gây ra các hiện tượng như chóng mặt, nhức đầu, ù tai, mất thăng bằng, buồn nôn, rối loạn thị giác, rối loạn vận động… Bệnh thiếu máu lên não thường gặp ở những người bị cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tim mạch…

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu não thường là do tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu lên não hoặc do các cục máu đông hình thành. Cục máu đông có thể xuất hiện ở não, hoặc xuất hiện ở các nơi khác và di chuyển lên não gây tắc mạch.

Rối loạn tiền đình

Tiền đình là một bộ phận quan trọng của tai, giúp cảm nhận không gian, duy trì tính ổn định cân bằng của cơ thể, giúp giữ thăng bằng và phối hợp các động tác cử động của mắt, đầu và thân mình. Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương, vai trò giữ thăng bằng tư thế của tiền đình cũng bị ảnh hưởng, gây ra các dấu hiệu gồm chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, đau đầu, choáng váng.

Các hiện tượng này thường sẽ nặng hơn khi người bệnh thay đổi tư thế như khi đang nằm chuyển sang ngồi, đang ngồi chuyển sang đứng hoặc ngay cả khi xoay đầu.

Rối loạn tiền đình có thể do các nguyên nhân như các yếu tố trung ương (thiếu máu não, u não, xuất huyết não) hoặc do yếu tố ngoại biên (viêm thần kinh tiền đình, chấn thương đầu, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính). Bệnh thường gặp ở các đối tượng như dân văn phòng ít vận động, người thường xuyên làm việc căng thẳng, phụ nữ tiền mãn kinh. Ban đầu bệnh chỉ xuất hiện như một cơn chóng mặt đột ngột, lâu dần tiến triển mãn tính và xảy ra thường xuyên hơn.

chóng mặt khi thay đổi tư thế

Rối loạn tiền đình gây chóng mặt thường xuyên

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu hay còn gọi là migraine tiền đình, là tình trạng đau đầu một bên dữ dội và thường đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn mờ, tê buốt da đầu, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Bệnh có thể xảy ra ở nửa đầu bên trái hoặc nửa đầu bên phải, đau nặng khi người bệnh cố vận động.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau nửa đầu là do dây thần kinh não bị rối loạn, do gặp phải các yếu tố kích thích như mất ngủ, stress, thay đổi hormone, do sử dụng chất kích thích hoặc do di truyền. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là nhóm phụ nữ trong độ tuổi 30-50.

Suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị chóng mặt khi thay đổi tư thế. Nguyên nhân là do khi cơ thể mệt mỏi, uể oải, kiệt sức, có thể không đủ sức khi đứng lên ngồi xuống đột ngột, dẫn đến chóng mặt, xây xẩm mặt mày, đi đứng loạng choạng.

Đột quỵ não

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ đột ngột bị tổn thương do tắc mạch máu não hoặc vỡ, đứt mạch máu não. Đột quỵ não khiến cho não bị thiếu oxy, gây chết tế bào não chỉ sau vài phút.

Dấu hiệu khởi phát khi bị đột quỵ não có thể là tình trạng chóng mặt khi thay đổi tư thế, đau đầu, choáng váng,  rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác, đột ngột tê liệt một bộ phận của cơ thể, thậm chí là ngất hoặc tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Bệnh thường gặp ở những người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, người ít vận động, người béo phì, rối loạn mỡ máu, người lạm dụng các chất kích thích.

chóng mặt khi thay đổi tư thế

Cục máu đông hình thành gây chóng mặt và đột quỵ não

Phương pháp cải thiện chóng mặt khi thay đổi tư thế

Trong trường hợp chóng mặt kèm theo các dấu hiệu sốt, nôn, khó thở, tê tay chân hoặc đột ngột suy giảm chức năng một số bộ phận trên cơ thể, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp chóng mặt không kèm theo các dấu hiệu trên, người bệnh có thể kết hợp thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện chóng mặt ngay tại nhà:

1. Tránh thay đổi tư thế nhanh và đột ngột

Việc thay đổi tư thế quá nhanh và đột ngột có thể làm tăng nguy cơ bị chóng mặt. Vì vậy, người bệnh nên chuyển tư thế một cách từ từ, nhất là khi đổi tư thế từ nằm sang ngồi, ngồi sang đứng, xoay đầu hoặc cúi đầu, ngửa đầu.

Khi bị chóng mặt do thay đổi tư thế, bạn có thể nhắm mặt lại để giảm kích thích tiền đình, sau khi ổn định tại vị trí mới thì có thể mở mắt ra.

Ngoài ra, nên tránh ngồi ghế xoay hoặc ghế có phần tựa lưng ngả ra quá mức, khi ngủ nên dùng gối để kê đầu ngay ngắn, nên nằm ngửa và tránh nằm nghiêng đầu một bên.

Khi bị chóng mặt, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh di chuyển và điều khiển phương tiện tham gia giao thông và hạn chế làm việc nặng để giảm bớt tình trạng chóng mặt.

chóng mặt khi thay đổi tư thế

Nên nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển khi bị chóng mặt

2. Dùng thuốc Tây

Dùng thuốc là một trong những biện pháp chính giúp giảm nhanh cơn chóng mặt cấp tính, đồng thời giúp giảm bớt triệu chứng buồn nôn và đau đầu. Tùy theo nguyên nhân chóng mặt do bệnh lý nào gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc phù hợp.

Các nhóm thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Nhóm thuốc làm tăng lưu lượng máu
  • Nhóm thuốc giúp chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu
  • Thuốc giảm đau trong trường hợp người bệnh bị đau nửa đầu
  • Sử dụng thuốc tiền đình để giảm các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra

3. Dùng thuốc Đông y

Trong trường hợp chóng mặt khi thay đổi tư thế do thiếu máu lên não, suy nhược cơ thể, xu hướng điều trị được các chuyên gia đánh giá cao và đông đảo người bệnh tin tưởng chính là áp dụng bài thuốc Thập toàn đại bổ để bồi bổ khí huyết, bồi bổ cơ thể.

Thập toàn đại bổ là bài thuốc cổ nổi tiếng, đã được đưa vào Dược điển Việt Nam Bài thuốc không chỉ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, chóng mặt, sức yếu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể mà còn giúp làm tăng sức đề kháng, giúp cơ thể phục hồi nhanh sau ốm.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ sản xuất tại Nhà máy dược phẩm hiện đại, tạo nên sản phẩm Thập Toàn Đại Bổ dạng viên nén tiện dụng.

Thập Toàn Đại Bổ bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư với các biểu hiện: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh; suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật.

Người bị chóng mặt khi thay đổi tư thế do suy nhược cơ thể, thiếu máu não có thể tham khảo sử dụng.

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất

chóng mặt khi thay đổi tư thếBồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:

• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt,

dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh;

• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;

• Phụ nữ mới sinh

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất

Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại