Chủ nhật, 19/01/2025 | 09:42
RSS

Chiến đấu cơ Nga MiG-29SMT bất ngờ sang chiến trường Syria, đối thủ run sợ

Thứ sáu, 15/09/2017, 14:01 (GMT+7)

Moscow ra tuyên bố, không quân nước này đã triển khai chiến đấu cơ Nga MiG-29SMT cho nhiệm vụ chống lại các nhóm khủng bố hoạt động trên lãnh thổ Syria.

Hãng tin Almasdarnews cho biết, lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga lần đầu tiên điều động chiến đấu cơ MiG-29SMT tới khu vực giao tranh trên lãnh thổ Syria. MiG-29SMT chính là biến thể nâng cấp mạnh mẽ từ dòng MiG-29 của Nga. Điểm đặc biệt dễ nhận thấy ở chiếc tiêm kích này là "lưng gù".

Việc tích hợp thêm bình xăng để tăng tầm bay khiến chiếc lưng của MiG-29SMT nhô lên. Hãng tin Interfax Nga cho hay hiệu quả tác chiến của MiG-29SMT đã tăng gấp 3 lần so với biến thể MiG-29, đồng thời chí phí hoạt động đã giảm khoảng 40%.

Do đã có các chiến đấu cơ Su-30SM và Su-35S rất mạnh đóng tại căn cứ Hmeymim, phía Đông Nam Latakia, cho nên quyết định tăng cường MiG-29SMT sang Syria ban đầu được nhận định là khá khó hiểu.

Tuy nhiên, điều này không có gì bất hợp lý khi chiếc tiêm kích trên được dự đoán sẽ đóng vai trò tích cực trong việc ngăn chặn đòn tập kích bất ngờ từ Không quân Israel, giống như vụ tấn công vào khu vực Masyaf gần căn cứ hải quân Tartus vừa diễn ra.

Sự có mặt của MiG-29SMT sẽ giúp hạn chế những nhược điểm của các tổ hợp tên lửa đất đối không, do việc dùng máy bay kiểm soát bầu trời bao giờ cũng tạo ra thế chủ động so với thụ động "nằm chờ" đối phương tới rồi mới đánh trả.

Chiến đấu cơ Nga MiG-29SMT rất dễ nhận biết nhờ cái "lưng gù" đặc trưng. Ảnh: Airplane-Pictures.net

Tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, khi MiG-29SMT được triển khai ở Hmeymim - nơi cách các tỉnh biên giới phía Nam là Quneitra, Daraa và Suwayda từ 200-350km; cách thành phố Deir Ezzor khoảng 380km...

Trong khi đó bán kính tác chiến của chiến đấu cơ này chỉ vẻn vẹn 700km. Và nếu VKS phát động tấn công khủng bố tại Deir Ezzor, máy bay MiG-29SMT sẽ không đủ xăng để quay về căn cứ.

Không chỉ hạn chế về tầm tác chiến, theo nguồn tin này toàn bộ số tiêm kích MiG-29SMT hiện có của Nga đều được sản xuất bằng khung của phiên bản MiG-29 có từ những năm 1980 và đây chính là lý do khiến Nga bẽ mặt khi xuất khẩu chiến đấu cơ này.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN